Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận bút pháp miêu tả của Nguyễn Du qua "Chị em Thúy Kiều"

Cảm nhận bút pháp miêu tả của Nguyễn Du qua "Chị em Thúy Kiều".
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
227
1
1
Phạm Minh Thắng
03/10/2019 12:03:39
Trong chương trình Văn học lớp 9, tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là một tác phẩm khá tiêu biểu và trong đó đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” là đoạn trích đem lại cho ta ấn tượng sâu sắc về cách miêu tả rất đặc sắc của tác giả.
Tác giả Nguyễn Du có cuộc đời gắn với giai đoạn lịch sử cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là thời đại đầy biến động với nhiều đặc điểm nổi bật- Có lẽ chính vì vậy mà tác giả có thể viết lên được một tác phẩm đặc sắc – Đó chính là “Truyện Kiều, mang đầy đủ những nét đặc sắc trong việc miêu tả về cuộc sống đau khổ, gian nan của nhân vật chính là Thuý Kiều, đồng thời cũng thể hiện được sự tàn bạo, độc ác của chế độ phong kiến thời bấy giờ. Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” nằm ở phần đầu của tác phẩm có tên là: “Gặp gỡ và đính ước”, Chủ yếu trong đoạn trích này tác giả muốn tả tài sắc của chị em Kiều.
Tác giả không bắt đầu bằng cách tả ngay vẻ đẹp riêng biệt của chị em Kiều mà ông tả chung về hai chị em trước để bước đầu hướng người đọc vào những nét đặc sắc của cả hai chị em Kiều:
" Đầu lòng hai ả tố nga
Thuỷ Kiều là chị, em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười"
Tác giả đã sử đụng những hình ảnh ước lệ đặc sắc để nói về vẻ đẹp tâm hồn cũng như vẻ đẹp bên ngoài của chị em Kiều. Sau khi nói chung về hai chị em, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của Vân trước. Tác giả tả vẻ bề ngoài trang trọng khác người của Vân là một vẻ đẹp của những con người quí phái- Sau đó, Nguyễn Du tả về đôi mắt, giọng nói, giọng cười của Vân, dường như, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh dáng vẻ của một cô gái có sắc đẹp rất cụ thể, vẻ đẹp tuyệt vời của trời ban, vẻ đẹp hoà hợp với thiên nhiên mà ít ai có được. Đây chính là vẻ đẹp rất đoan trang, phúc hậu, êm đềm và dường như tác giả muốn gửi gắm qua vẻ đẹp êm đềm ấy chính là sự dự báo tương lai của Vân cũng êm đềm, hạnh phúc như vậy. Nhưng điều khiến cho người đọc cảm thấy thật sự đặc sắc lại chính là cách miêu tả Thuý Kiều của tác giả. Nếu như tác giả tả Vân thông qua đôi mắt, tiếng cười và lời nói thì Kiều đã được tác giả vẽ lên bằng vẻ đẹp của đôi mắt, đây chính là biện pháp đặc tả được tác giả sử dụng nhằm hướng người đọc tới vẻ đẹp đắm say, ngây ngất lòng người của Kiều. Đôi mắt trong như nước hồ thu để gợi lên vẻ đẹp của đôi mắt trong trẻo, trong sáng tựa như nước mùa thu cũng giống như tâm hồn trong sáng đẹp đẽ của Kiều. Không chỉ có vậy mà Kiều còn có vẻ đẹp của mùa xuân:
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn"
Vẻ đẹp đó khiến cho thiên nhiên phải “hờn”, phải "ghen". Điều đó chứng tỏ sắc đẹp của Kiều không hoà hợp với thiên nhiên, đây chính là sự dự báo trước về một cuộc sống éo le, trắc trở của Kiều sau này. Tác giả đã miêu tả sắc đẹp của Kiều trên nền là sắc đẹp của Vân khiến cho chúng ta càng cảm nhận rõ ràng hơn vẻ sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Kiều. Nhưng Kiều không chỉ có sắc đẹp tuyệt trần mà tài năng cũng không kém gì sắc đẹp, cầm, kì, thi, hoạ đều tuyệt vời. Tiếng đàn của Kiều không những ăn đứt Hồ Cầm một chương mà nó còn khiến người nghe cảm thấy não nhân. Và thông qua tiếng đàn của Kiều ta có thể nhận thấy Kiều là một cô gái rất nhân ái, đa sầu, đa cảm nên mới có thể gửi được lòng mình theo tiếng đàn. Thông qua hình ảnh:
"Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai"
Ta còn có thể cảm nhận thêm, Kiều còn là một cô gái có phẩm hạnh cao đẹp đã đến tuổi lấy chồng nhưng luôn biết giữ gìn khuôn phép. Nhìn lại tất cả, ta có thể nhận thấy một vẻ đẹp toàn mĩ, vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân, kết hợp tài tình giữa cả sắc và tài nhưng dường như lại dự báo một tương lai đầy bất trắc, “chữ tài liền với chữ tai một vần”.
Trong đoạn trích này, tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc để miêu tả. Nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong văn học cổ để đưa chúng ta vào thế giới với những điều đặc sắc. Không chỉ có vậy, tác giả còn sử dụng biện pháp miêu tả mang tính hình tượng tự cảm nhận theo cách riêng của mình hoặc chọn tả các chi tiết đặc sắc cũng như tấm lòng ngưỡng mộ đối với con người cũng là một biện pháp nghệ thuật khá tiêu biểu được tác giả sử dụng trong đoạn trích.
Với ngòi bút miêu tả tinh tế, đặc sắc và chân thực, Nguyễn Du đã vẽ nên trước mắt chúng ta chân dung tuyệt vời của hai chị em Kiều.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Bộ Tộc Mixi
03/10/2019 12:06:57
Tác giả Nguyễn Du có cuộc đời gắn với giai đoạn lịch sử cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là thời đại đầy biến động với nhiều đặc điểm nổi bật- Có lẽ chính vì vậy mà tác giả có thể viết lên được một tác phẩm đặc sắc – Đó chính là “Truyện Kiều, mang đầy đủ những nét đặc sắc trong việc miêu tả về cuộc sống đau khổ, gian nan của nhân vật chính là Thuý Kiều, đồng thời cũng thể hiện được sự tàn bạo, độc ác của chế độ phong kiến thời bấy giờ. Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” nằm ở phần đầu của tác phẩm có tên là: “Gặp gỡ và đính ước”, Chủ yếu trong đoạn trích này tác giả muốn tả tài sắc của chị em Kiều.
Tác giả không bắt đầu bằng cách tả ngay vẻ đẹp riêng biệt của chị em Kiều mà ông tả chung về hai chị em trước để bước đầu hướng người đọc vào những nét đặc sắc của cả hai chị em Kiều:
" Đầu lòng hai ả tố nga
Thuỷ Kiều là chị, em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười"
Tác giả đã sử đụng những hình ảnh ước lệ đặc sắc để nói về vẻ đẹp tâm hồn cũng như vẻ đẹp bên ngoài của chị em Kiều. Sau khi nói chung về hai chị em, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của Vân trước. Tác giả tả vẻ bề ngoài trang trọng khác người của Vân là một vẻ đẹp của những con người quí phái- Sau đó, Nguyễn Du tả về đôi mắt, giọng nói, giọng cười của Vân, dường như, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh dáng vẻ của một cô gái có sắc đẹp rất cụ thể, vẻ đẹp tuyệt vời của trời ban, vẻ đẹp hoà hợp với thiên nhiên mà ít ai có được. Đây chính là vẻ đẹp rất đoan trang, phúc hậu, êm đềm và dường như tác giả muốn gửi gắm qua vẻ đẹp êm đềm ấy chính là sự dự báo tương lai của Vân cũng êm đềm, hạnh phúc như vậy. Nhưng điều khiến cho người đọc cảm thấy thật sự đặc sắc lại chính là cách miêu tả Thuý Kiều của tác giả. Nếu như tác giả tả Vân thông qua đôi mắt, tiếng cười và lời nói thì Kiều đã được tác giả vẽ lên bằng vẻ đẹp của đôi mắt, đây chính là biện pháp đặc tả được tác giả sử dụng nhằm hướng người đọc tới vẻ đẹp đắm say, ngây ngất lòng người của Kiều. Đôi mắt trong như nước hồ thu để gợi lên vẻ đẹp của đôi mắt trong trẻo, trong sáng tựa như nước mùa thu cũng giống như tâm hồn trong sáng đẹp đẽ của Kiều. Không chỉ có vậy mà Kiều còn có vẻ đẹp của mùa xuân:
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn"
Vẻ đẹp đó khiến cho thiên nhiên phải “hờn”, phải "ghen". Điều đó chứng tỏ sắc đẹp của Kiều không hoà hợp với thiên nhiên, đây chính là sự dự báo trước về một cuộc sống éo le, trắc trở của Kiều sau này. Tác giả đã miêu tả sắc đẹp của Kiều trên nền là sắc đẹp của Vân khiến cho chúng ta càng cảm nhận rõ ràng hơn vẻ sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Kiều. Nhưng Kiều không chỉ có sắc đẹp tuyệt trần mà tài năng cũng không kém gì sắc đẹp, cầm, kì, thi, hoạ đều tuyệt vời. Tiếng đàn của Kiều không những ăn đứt Hồ Cầm một chương mà nó còn khiến người nghe cảm thấy não nhân. Và thông qua tiếng đàn của Kiều ta có thể nhận thấy Kiều là một cô gái rất nhân ái, đa sầu, đa cảm nên mới có thể gửi được lòng mình theo tiếng đàn. Thông qua hình ảnh:
"Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai"
Ta còn có thể cảm nhận thêm, Kiều còn là một cô gái có phẩm hạnh cao đẹp đã đến tuổi lấy chồng nhưng luôn biết giữ gìn khuôn phép. Nhìn lại tất cả, ta có thể nhận thấy một vẻ đẹp toàn mĩ, vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân, kết hợp tài tình giữa cả sắc và tài nhưng dường như lại dự báo một tương lai đầy bất trắc, “chữ tài liền với chữ tai một vần”.
Trong đoạn trích này, tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc để miêu tả. Nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong văn học cổ để đưa chúng ta vào thế giới với những điều đặc sắc. Không chỉ có vậy, tác giả còn sử dụng biện pháp miêu tả mang tính hình tượng tự cảm nhận theo cách riêng của mình hoặc chọn tả các chi tiết đặc sắc cũng như tấm lòng ngưỡng mộ đối với con người cũng là một biện pháp nghệ thuật khá tiêu biểu được tác giả sử dụng trong đoạn trích.
Với ngòi bút miêu tả tinh tế, đặc sắc và chân thực, Nguyễn Du đã vẽ nên trước mắt chúng ta chân dung tuyệt vời của hai chị em Kiều.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×