- Tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh :
-Tính đến hết năm 2004, có 70 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón có hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa tại Sở Nông nghiệp và PTNT. Trong đó: 10 doanh nghiệp sản xuất phân bón NPK, 15 doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng, hữu cơ sinh học, số còn lại là các doanh nghiệp sản xuất gia công, kinh doanh phân bón lá và các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp.
-Thành phố Hồ Chí Minh với vị trí là đầu mối giao thông, thương mại trong khu vực, nên lượng phân bón nhập khẩu, sản xuất và phân phối đi các nơi là khá lớn. Tổng lượng phân bón trên địa bàn TP chiếm 2/3 lượng phân bón các tỉnh phía Nam. Trong đó lượng phân bón sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 38,86% và lượng phân hữu cơ các loại chiếm khoảng 11,4% lượng phân bón sản xuất tại TP. HCM.
- Tình hình biến động giá cả phân bón :
-Từ cuối năm 2003, đầu năm 2004, tình hình chính trị bất ổn ở khu vực Trung Đông khiến giá dầu tăng đột biến, kéo theo giá phân bón thế giới tăng đến mức kỷ lục, thị trường phân bón Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này, giá phân bón nhập khẩu tăng theo mà đặc biệt là giá phân urê. Điển hình là :
+Năm 2003 : giá phân urê là 2.300 – 2.400đồng/kg, DAP : 3.500 đồng/kg ;
+Năm 2004 : Urê : 4.000 – 4.200 đồng/kg (tăng bình quân 50 – 80% so với năm 2000), DAP : 4.500 đồng /kg (tăng 40 – 50%). Giá phân NPK các loại tăng bình quân 10 – 20%.
+Năm 2005 : Giá phân bón liên tục tăng
- Tác hại của việc bón phân không hôïp lyù
Trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay, do đầu tư thâm canh khai thác triệt để đất nên nông dân không ngần ngại đầu tư một lượng lớn phân vô cơ, đôi khi quá lạm dụng phân bón gây hậu quả nghiêm trọng: làm ô nhiêm môi trường nhu ô nhi?m ngu?n nu?c ng?m, gây ra mua a – xít, gĩp ph?n làm tang hi?u ?ng nhà kính, làm giảm độ phì nhiêu đất đai, làm tích lũy dư lượng trong nông sản, đặc biệt là nitrat trong rau.
Do mức độ đầu tư thâm canh cao như hiện nay và vấn đề khai thác đất cạn kiệt do sử dụng phân bón không hợp lý (mất cân đối về số lượng và chủng loại) đã làm cho độ phì đất ngày càng giảm trầm trọng. Hầu hết các loại đất Việt Nam hiện nay thiếu N, đất phèn, đất phù sa nghèo lân, đất cát biển, đất xám bạc màu ngoài nghèo N,P còn nghèo K trầm trọng, đất đỏ basalt là một trong những đất tốt nhưng vẫn thiếu S.
Độ phì của đất có thể phục hồi một cách hữu hiệu nếu bón phân cân đối, đúng liều lượng, chủng loại kết hợp phân hữu cơ với phân đa dinh dưỡng.
-Tăng cường quản lý liên ngành trong quản lý, kiểm tra chất lượng và ổn định giá cả, ngăn ngừa tình trạng phân giả, phân kém chất lượng trên địa bàn thành phố, ngăn chặn tình trạng đầu cơ tích trữ phân bón.
-Hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng hợp lý và cân đối phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh kết hợp với phân vô cơ thông qua các hoạt động khuyến nông.
-Tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất phân bón hữu cơ gia tăng sản lượng để cung ứng cho sản xuất.