LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

"Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có mẹ". Hãy nêu suy nghĩ của anh chị về bài hát trên

3 trả lời
Hỏi chi tiết
7.774
10
7
Chii
04/10/2019 21:21:41
Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình.
Mẹ chính là công trình vĩ đại nhất mà tạo hóa ban cho chúng ta. Chúng ta lớn lên bằng tình yêu thương vô bờ bến, không điều kiện của mẹ. Thời gian qua đi, dù khi con cái đã khôn lớn, trưởng thành thì trong mắt mẹ con vẫn chỉ là đứa trẻ vẫn còn non nớt trước cuộc đời và mẹ luôn muốn bao bọc, che chở cho con trong vòng tay yêu thương của mình.
Dù có đi hết cuộc đời, chúng ta vẫn không hiểu hết tình yêu bao la từ trái tim mẹ dành cho mình. Cuộc đời dẫn lối đưa ta đi trên những con đường khác nhau, mang chúng ta đi xa vòng tay mẹ… Rồi cũng một ngày ta cũng làm mẹ của những đứa con thơ, cũng trải qua những cung bậc hỷ, lộ, ái, ố mà kiếp người đem lại… Bất giác ta sẽ nhớ, nghĩ đến mẹ và muốn trở về với mẹ:
Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con
Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa
Những xúc cảm buồn, vui cứ thế lăn dài theo dòng nước mắt đang rơi lạnh gì má ta khi nào không hay. Quá khứ có mẹ, có cha dưới mái nhà xưa với nhiều ký ức tuôi thơ ùa về như dòng nước mát trong lành cho tâm hồn ta ngụp lặn để gột sạch những nặng nề, khắc khổ của cuộc sống. Hình ảnh mẹ với những bữa cơm đạm bạc nhưng đong đầy tình yêu dành cho con. Hình ảnh mẹ cặm cụi cả đêm bên ngọn đèn dầu ngồi khâu tấm áo cũ đã rách cho con làm sao con quên được. Nắng trưa hè bỏng rát như đổ lửa xuống con đường, bóng mẹ liêu xiêu chân trần gánh từng gánh lúa làm tim con thắt lại khi nghĩ đến. Nụ cười xen lẫn những giọt nước mắt không thành lời của mẹ nhìn con âu yếm khi con báo tin mình đỗ đại học làm ấm trái tim con khi con nhớ về mẹ và những nhọc nhằn lẫn hạnh phúc mẹ chắt chiu. Mẹ dậy thật sớm cẩn thận gói ghém đồ cho con rồi cầm chặt bàn tay con trước khi con rời quê lên thành phố đi học xa nhà. Mẹ lo cho con một thân một mình, ai nấu cơm cho hàng ngày, ai chăm sóc giấc ngủ cho con như mẹ vẫn làm.
Tuổi thơ con có mẹ, có cha, có anh chị quây quần bên bữa cơm gia đình. Những câu chuyện cổ chị kể, những câu hát ru ngọt ngào của mẹ cứ thế nuôi tâm hồn thơ bé con lớn lên mát lành, yên bình đến vô cùng. Những đêm mùa đông lạnh, cha cắt lá chuối về rải trên nệm rơm cho các con nằm ngủ ấm giấc ngủ… Một tuổi thơ bình dị, trong lành theo con suốt cuộc đời này. Những lúc mệt mỏi, chán nản, áp lực, cô đơn, con lại lật giở từng trang ký ức ngày xưa ấy, ngắm nhìn hình ảnh nhà ta cùng những kỷ niệm ấu thơ trong cuốn album tuổi thơ ấy để lấy lại cho mình một nguồn sống mới:
Ngày xưa cha ngồi uống rượu, mẹ ngồi đan áo.
Ngoài hiên, mùa đông cây bàng lá đổ
Ngày xưa chị hát vu vơ những câu ca cổ cho em em làm thơ
Ngày xưa mẹ đắp cho con tấm khăn quàng cổ ấm ơi mẹ tôi
Ngày xưa bên giường cha nằm mẹ buồn xa vắng.
Nhìn cha, thương cha chí lớn không thành.
Thế gian mênh mông, lòng người cũng vô định. Đôi chân con đi khắp nơi nhưng khi dừng lại để ngẫm nghĩ về chuyện đời, chuyện đã qua, con lại chỉ muốn về nhà, về với mẹ. Trong vòng tay mẹ, con thấy mình được bao bọc, che chở và bình yên. Nhưng mẹ ơi, con sợ, sợ một ngày mẹ không còn nữa, sợ một ngày mẹ không bên con. Kiếp người như phù du chỉ có tình mẹ dành cho con là mãi mãi.
Cuộc sống rồi sẽ cuốn con đi theo những guồng quay của cơm, áo, gạo, tiền. Đôi khi con sẽ quên mất mẹ đang mòn mỏi, đang nhớ, đang chờ con trở về. Con trở về vào một ngày mà ngôi nhà xưa cũ kỹ nằm in lìm dưới bóng hoàng lan, giậu mùng tơi vẫn xanh bên giếng nước trong, còn mẹ đã không còn bên con. Ngôi nhà gắn với tuổi thơ con nhòe dần trong ánh nắng quái chiều hôm cuối ngày. Mọi thứ trống vắng, buồn hiu hắt khi không còn dáng mẹ ngồi trước mái hiên chờ con về:
Biển sóng thét gào một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa
Trời gió mây ngàn một ngày khóc mẹ trăm ngàn sao rơi
Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình.
Và con chỉ biết ngậm ngùi, khói chiều làm cay mắt con khi xa xa dáng mẹ lưng còng cuối con đường đang khuất dần trong nắng tắt cuối ngày:
Trèo lên dãy núi thiên thai ối a mẹ tôi về đâu?
Ngàn năm mây trắng bay theo ối a mẹ ơi mẹ về đâu?

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
13
11
Chii
04/10/2019 21:22:04
Thế gian mênh mông, lòng người cũng vô định. Đôi chân con đi khắp nơi nhưng khi dừng lại để ngẫm nghĩ về chuyện đời, chuyện đã qua, con lại chỉ muốn về nhà, về với mẹ. Trong vòng tay mẹ, con thấy mình được bao bọc, che chở và bình yên. Nhưng mẹ ơi, con sợ, sợ một ngày mẹ không còn nữa, sợ một ngày mẹ không bên con. Kiếp người như phù du chỉ có tình mẹ dành cho con là mãi mãi.
3
6
Death Angel
04/10/2019 21:22:16
“Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ…”, vừa nghe hết lời bài hát trong một quán cà phê, tôi gọi điện từ chối một cuộc hẹn và trở về phòng.
Gia tài tôi mang lên thành phố hơn mấy năm nay chỉ là một chiếc rương cũ từ thời còn học phổ thông. Tôi giữ những bức hình của cả gia đình, hình của Mẹ thời còn trẻ (lúc chưa sinh ra tôi), bức thư Cha gửi động viên tôi trước một kỳ thi học sinh giỏi, cái áo len màu xanh lá Mẹ mang từ Bắc vào dành cho tôi…Mỗi món đồ là một kỷ niệm, chiếm giữ một phần ký ức, một thế giới diệu kỳ.
Năm lớp 10, tôi học trường huyện cách nhà hơn 40 cây số. Cha và Mẹ cẩn thận chuẩn bị mọi đồ đạc, xếp gọn cả vào chiếc rương nhỏ. Cha bảo cái rương đó quý lắm, là quà cưới của ông bà nội dành cho, giờ giao lại cho tôi. Cha chằng gọn chiếc rương vào sau xe rồi chở tôi đi nhận lớp và tìm phòng trọ trên chiếc xe cub cà tàng. Mẹ đứng phía sau dõi theo, rưng rưng nước mắt.
Nhận giấy báo trúng tuyển đại học, một lần nữa cả Cha và Mẹ lại gói ghém những yêu thương vào chiếc rương nhỏ, cùng tôi lên thành phố nhập học. Tôi bỏ thêm vào đó những tấm hình gia đình, thư của Cha, áo của mẹ, vài món quà…như lời nhắc nhở phải cố gắng không ngừng. Năm nhất đại học, tôi đi làm thêm để dành dụm chi tiêu, được bao nhiêu tiền tôi cất cả vào rương để cuối tháng đóng tiền trọ. Về phòng, thấy cửa mở, chiếc rương nằm chỏng trơ, toàn bộ số tiền bị lấy hết. Tôi ngẩn người hồi lâu. May thay những thứ tôi quý nhất – kỷ vật gia đình – vẫn còn nguyên đó. Thế giới của tôi vẫn còn nguyên đó…
Trở về phòng, mấy câu hát trong bài Mẹ tôi cứ lởn vởn trong đầu. Tôi nghĩ về Mẹ, về Cha, về cả gia đình, về những kỷ niệm. Sau khi có việc làm tại thành phố tôi lại bẵng quên. Tôi cuồng quay với mớ công việc bộn bề, với những cuộc gặp, dự án cá nhân. Chiếc rương nằm lặng im bên góc phòng, bị đè ngợp bởi giấy tờ, đồ đạc phía trên. Tôi vô tâm quá, hay cách sống thị thành đã khiến tôi thay đổi.
Nhấc máy gọi điện về nhà, Mẹ thều thào nói qua điện thoại. Mấy nay trời trở lạnh, nên Mẹ bị ốm. Cha thì đang đi đón đứa cháu nội học lớp 1 về. Một mình Mẹ ở nhà, nghe giọng yếu lắm. Mẹ bảo ăn cháo rồi uống thuốc sẽ khỏi thôi, nhưng tôi biết Mẹ nói vậy để tôi khỏi lo. Tôi suýt khóc qua điện thoại, chỉ kịp dặn Mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe rồi cúp máy.
Cũng bằng giờ này năm trước tôi đang hào hứng cho kế hoạch chuyến du lịch dài ngày cùng đám bạn. Tôi chọn cách đi để tự thưởng cho mình sau một năm làm việc vất vả. Tôi gọi điện về nhà xin Cha Mẹ Tết này không về. Cha ngăn cản kêu tôi về, Mẹ thì gọi điện thoại lên khóc rức. Nhưng tôi vẫn đi như kế hoạch. Tôi chỉ nghĩ đơn giản Tết là khoảng thời gian nghỉ ngơi, lấy lại cảm hứng làm việc. Hơn nữa các anh chị tôi cũng về đông đủ. Tôi còn trẻ, chưa lập gia đình nên nếu đi được thì cứ đi.
Mỗi ngày, Mẹ đều gọi điện hỏi thăm tôi đang ở đâu làm gì, tôi miễn cưỡng trả lời. Có lúc đang vui, tôi cũng chẳng thèm bắt máy. Tôi trở về nhà sau chuyến đi, cũng là lúc vừa hết Tết, người mệt nhừ. Mẹ lo lắng chăm sóc, Cha thì ngồi yên trên ghế dõi vào. Mấy hôm sau, tôi lên lại thành phố và trở lại với guồng quay công việc của mình, chẳng kịp hưởng chút không khí Tết còn sót lại.
Năm nay, do hoàn thành tốt công việc và việc học nên tôi được nghỉ Tết sớm. Đám bạn lại rủ rê đi du lịch trải nghiệm mấy ngày Tết. Tôi chưa nhận lời, vì muốn tìm cảm giác mới lạ hơn. Sáng nay, đang ngồi cà phê thì tình cờ nghe được bài hát đó. Lời ca chậm rãi, da diết kéo tôi vào những hồi tưởng quá khứ. Như những thước phim quay chậm, tôi bàng hoàng nhận ra mình đã bỏ qua quá nhiều điều. Có Cha, có Mẹ và Tết đoàn viên năm nào.
Tôi nhớ như in cái cảm giác mong chờ Mẹ đi chợ Tết mang về tấm áo mới cho mấy anh em. Là những đêm 30 chúng tôi ngồi xúm bên đống lửa canh nồi bánh chưng, nghe Cha kể về thuở yêu Mẹ. Là những ngày đầu năm xúng xính đi chúc Tết họ hàng. Là nồi thịt kho đông của Mẹ, là “chiếc bánh cóc” Cha gói riêng, là kẹo mứt đủ đầy…Tết bình yên. Tết của những bé bỏng tuổi thơ êm đềm, nghe như mới đây thôi, gần lắm.
Vậy mà bây giờ tôi thành kẻ ích kỷ với những ham thích bản thân. Tôi bỏ quên Tết – cả vùng trời kỷ niệm. Tôi lặng lẽ mở chiếc rương – cả một thế giới riêng đầy ắp tình thương của gia đình còn nguyên đó. Chẳng gì so sánh được khi còn Mẹ, còn Cha, còn cái Tết sum họp cả gia đình. Thế giới bên ngoài có mênh mông, rộng lớn đến đâu cũng không bằng nhà mình như câu hát còn văng vẳng trong đầu.
Tết này con về nhà, Cha Mẹ ơi…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư