965-967 : Loạn 12 sứ quân.
+ Loạn 12 sứ quân dẫn đến tình trạng xóa bỏ chính quyền Trung ương, xu hướng chia cắt phân tán lực lượng tạo điều kiện thuận lợi cho các thế lực xâm lược mà trực tiếp là cường quyền Trung Hoa thâu tóm và khôi phục lại ách đô hộ cũ.
+ Vua Đinh Tiên Hoàng khéo kết hợp dùng võ công và biện pháp chiêu hàng các sứ quân để sớm chấm dứt loạn 12 sứ quân là rất kịp thời, vì không lâu sau đó nhà Tống duỗi tới Quảng Châu, diệt nước Nam Hán(971), áp sát biên giới Đại Cồ Việt. Nếu không có sự xuất hiện của Đinh Bộ Lĩnh để thống nhất quốc gia bị chia sẻ tan nát thì Việt Nam khó thoát khỏi họa xâm lăng từ phương Bắc tái diễn khi nhà Tống hoàn thành việc thống nhất Trung Hoa.
1627-1672 : Chiến tranh Trịnh-Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành 2 vùng.
+ Nguyễn Huệ sau 4 lần Bắc tiến đã tạm thống nhất Đại Việt, mở đường cho công cuộc thống nhất mà Gia Long hoàn thành về sau. Lần ra Bắc cuối cùng vua Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Thanh và lật đổ triều đình Lê Chiêu Thống xóa bỏ tình trạng tồn tại Đàng Trong - Đàng Ngoài, Nam Hà - Bắc Hà.
1833-1835 : Khởi nghĩa Lê Văn Khôi.
+ Do bất hòa với nhà Nguyễn thủ lĩnh Lê Văn Khôi đã nổi dậy đánh chiếm 6 tỉnh ròng rã 2 năm trời. Biến Nam kỳ lục tỉnh thành vùng cát cứ quân sự của mình và tách biệt với triều Nguyễn. Tuy nhiên về mặt kinh tế-chính trị-xã hội, vùng đất này vẫn thuộc quyền kiểm soát của Nhà Nguyễn.
1954 : Pháp thuộc
+ Khi thực dân Pháp đánh Đại Nam bị chia ra làm ba xứ riêng lẻ (Nam Kỳ - Cochinchine, Trung Kỳ - Annam, Bắc Kỳ - Tonkin) với 3 chế độ cai trị khác nhau nhưng vẫn nằm trong liên bang Đông Dương phục vụ cho chính sách được gọi là "chia để trị", "dùng người Việt trị người Việt".