Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể lại một trận chiến ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh

Đề 1: kể lại một trận chiến ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh 
Đề 2: kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày 
*yêu cầu : bài làm phải kết hợp yếu tố miêu tả ( miêu tả nội tâm nhân vật , cảnh vật....vv) 
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
731
3
1
Nguyễn Thị Nhung
05/10/2019 17:53:06
Đề 1:
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta là một trong số những minh chứng tiêu biểu cho những giá trị vững bền và bất diệt trước vòng xoáy "một đi không trở lại" của thời gian. Điều này đã được in đậm dấu ấn trong những trang sử vẻ vang của dân tộc qua những trận chiến đối đầu với giặc ngoại xâm đầy khốc liệt. Trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc ta, chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một trang sử mới cho dân tộc, đánh dấu sự kết thúc và chấm dứt hơn một nghìn năm chế độ phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta.
Cuộc chiến đấu trên sông Bạch Đằng tuy diễn ra vào năm 938 nhưng được nhen nhóm và bắt nguồn từ một sự kiện diễn ra vào năm 931. Lúc bấy giờ, nước ta chưa có quốc hiệu chính thức và được gọi với tên là Tĩnh Hải quân. Trước sự đàn áp của quân Nam Hán - một trong số mười nước lớn mạnh và tôn xưng là "Ngũ đại Thập quốc", người anh hùng Dương Đình Nghệ đã lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại quân Nam Hán. Sau chiến thắng này, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ và và giành được quyền tự chủ cho Tĩnh Hải quân. Tuy nhiên, 6 năm qua đi, binh biến bất ngờ xảy ra, để thỏa mãn tham vọng về quyền lực, một nha tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn đã làm phản để cướp ngôi Tiết độ sứ. Ngô Quyền vốn là một tướng sĩ dưới trướng Dương Đình Nghệ, bất bình trước hành động phản bội của Kiều Công Tiễn đã tập hợp một số binh lính trung thành và nghĩa khí để trừng trị, tiêu diệt kẻ cướp ngôi. Lúc bấy giờ, Kiều Công Tiễn tuy đã trở thành Tiết độ sứ nhưng lại hết sức lo sợ trước đội quân của Ngô Quyền, vì thế mà y đã cầu cứu sự giúp đỡ của quân Nam Hán để bảo vệ tính mạng cũng như quyền lực của bản thân. Hành động này của hắn đã khiến cho quân Nam Hán một lần nữa đặt bước chân xâm lược lên bờ cõi nước ta. Lưu Nghiễm - vua Nam Hán đã cử con trai thứ 9 là Lưu Hoằng Tháo thống lĩnh và đưa quân tiến vào nước ta. Đó chính là bối cảnh rộng diễn ra cuộc chiến đấu trên sông Như Nguyệt.
Đến năm 938, cuộc chiến đấu chính thức diễn ra với hai sự kiện chính là Ngô Quyền giết chết kẻ phản bội Kiều Công Tiễn và đánh bại quân Nam Hán. Ngay sau khi tập hợp một đội quân bao gồm những binh lính và tướng sĩ trung thành, Ngô Quyền đã nhanh chóng cô lập và tiệu diệt Kiều Công Tiễn, lúc này quân Nam Hán với danh nghĩa bảo vệ Kiều Công Tiễn vẫn chưa tiến vào biên giới nước ta.
Với âm mưu nhanh chóng chiếm lại Tĩnh Hải quân (tên gọi của đất nước ta thời bấy giờ), vua Nam Hán đã chỉ thị Lưu Hoằng Tháo thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh bằng việc đưa các chiến thuyền tiến vào sông Bạch Đằng. Trước tình thế này, Ngô Quyền đã bình tĩnh phân tích điểm mạnh của yếu của địch. Ông nắm rõ việc giết chết Công Tiễn trước đã chặt đứt đi cánh tay nội ứng của địch, khó khăn duy nhất của quân dân ta lúc này chính là những chiến thuyền mạnh mẽ và to lớn của chúng. Vì thế, ông đã bàn bạc với các tướng lĩnh để diệt trừ điểm mạnh này của kẻ địch. Ngô Quyền đã dựa vào thế nước cũng như đặc trưng thủy triều lên xuống của dòng sông Bạch Đằng để đưa ra kế sách chống địch. Những chiếc cọc lớn có bịt sắt nhọn đã được chế tạo và đóng xuống sông dưới mệnh lệnh của Ngô Quyền. Lúc nước lên cao, thủy triều trở thành chiếc màn che hoàn hảo khiến những chiếc cọc được ngụy trang một cách khéo léo. Ngô Quyền đã chỉ huy một đội quân dụ quân địch vào khu vực thượng lưu con sông - nơi mà những chiếc cọc bịt đầu sắt đang ẩn dưới làn thủy triều. Hoằng Tháo vốn hiếu thắng, chưa có kinh nghiệm chiến đấu, lại thấy quân ta sử dụng phương tiện là những chiếc thuyền nhẹ, nên đã vội vàng cho quân đuổi theo. Đợi lúc thủy triều rút hẳn, những chiếc cọc bịt đầu sắt nổi lên chọc thủng những chiến thuyền của quân địch, Ngô Quyền lập tức hạ lệnh cho quân ta phản công, và kết quả đã dành chiến thắng vang dội, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng và hơn một nửa binh sĩ của quân Nam Hán tử trận. Vua Nam Hán là Lưu Cung đang tiếp ứng ở biên giới cũng không kịp xoay sở trước thất bại này và ngậm ngùi gom đám tàn binh về nước.
Chiến thắng đầy hiển hách của quân dân ta trước đội chiến thuyền và đội quân hùng mạnh của quân Nam Hán đã để lại những bài học lịch sử vô cùng sâu sắc. Trước hết, nó đã thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược và vai trò lịch sử của người anh hùng Ngô Quyền. Nhờ nắm rõ địa thế nước ta cùng tài mưu lược, ông đã đề ra một chiến lược đúng đắn, đánh tan âm mưu xâm lược và đô hộ nước ta của quân Nam Hán. Không những vậy, sau chiến thắng này, Ngô Quyền đã lên ngôi vua vào năm 939, lấy hiệu là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô và chọn Cổ Loa làm nơi đóng đô, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Trận chiến hiển hách này còn thể hiện rõ ý chí cùng tinh thần bất khuất, kiên cường chống giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn bờ cõi của quân và dân ta và làm ngời sáng hơn nữa ngọn lửa yêu nước luôn rực cháy trong trái tim của mỗi một con người Việt Nam.
Chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 không những lưu danh sử sách mà còn được ghi nhận trong rất nhiều tác phẩm văn học. Dưới ngòi bút của tác giả Nguyễn Trãi, trận chiến này trở thành ví dụ điển hình cho việc khẳng định sự thất bại tất yếu của giặc ngoại xâm: "Lưu Cung tham công nên thất bại" (trích "Bình Ngô đại cáo"). Thông qua những chiến công này, chúng ta càng hiểu rõ và tự hào hơn nữa về những trang sử đầy vẻ vang của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Death Angel
05/10/2019 17:53:19
Đề 1
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần chiến đấu và niềm tự hào dân tộc vẫn còn in đậm mãi trong lòng mỗi con dân nước Việt. Tinh thần đó được thế hệ đời sau lưu truyền và gìn giữ như một bản trường ca anh hùng. Trong đó, khúc hát oanh liệt về chiến công đại phá quân Thanh làm lòng người trẻ rộn ràng dòng máu Lạc Hồng.
Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), quân của Nguyễn Huệ nước An Nam vượt sông Gián Thủy đánh bại quân phòng thủ của Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống), lại bắt toán quân Thanh tuần thám giết sạch. Ngày mồng hai, Tôn Sĩ Nghị được tin hoảng hốt ngự địch, ra lệnh Tổng binh Trương Triều Long mang ba ngàn quân tăng cường cho các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi để chống cự, lại ra lệnh cho Ðề đốc Hứa Thế Hanh mang một ngàn năm trăm tên, tự đốc suất một ngàn hai trăm tên để tiếp ứng. Quân Nguyễn Huệ tiến tới đông như ong, vây đồn bốn phía, đánh nhau một ngày một đêm, quân Thanh bị đánh tan bèn bỏ chạy.
Vào canh năm ngày mồng 5 Nguyễn Văn Huệ mang đại binh tiến đánh, thân tự đốc chiến, dùng một trăm thớt voi khỏe làm tiên phong. Rạng sáng quân Thanh cho kỵ binh nghênh đón địch, ngựa bị voi quần kinh hãi bỏ chạy, quân rút lui vào trại cố thủ. Phía ngoài trại, lũy đầy chông sắt, bên trong bắn súng ra cự địch. Vào giờ Ngọ quân Nguyễn bắn hỏa châu, hỏa tiễn tới tấp; lại dùng rạ bó to lăn mà tiến đều, khinh binh theo sau, trước ngã sau tiến lên một lòng quyết chiến, tại các trại quân Thanh đồng thời tan vỡ, quân Nguyễn thừa thắng chém giết, quân Thanh tử thương quá nửa.
Ðề đốc Hứa Thế Hanh thấy thế lực nhiều ít rõ ràng, bảo gia nhân đem ấn triện Ðề đốc mang đi, rồi ra sức đánh, bị chết tại trận. Lúc này quân địch càng bị giết càng nhiều, chia cắt quân Thanh từng nhóm rồi vây kín. Thống soái Tôn Sĩ Nghị mất liên lạc với Hứa Thế Hanh và các đại viên Ðề, Trấn; bèn ra lệnh Phó tướng Khánh Thành, Ðức Khắc Tinh Ngạch mang ba trăm quân đoạt vây chạy về phía bắc. Khi tàn quân của Tôn Sĩ Nghị chạy đến bờ sông, thì số quân Thanh ba ngàn tên trú đóng tại bờ phía nam đã được Tổng binh Thượng Duy Thanh mang đi tiếp ứng cho Hứa Thế Hanh, bèn ra lệnh cho Tổng binh Lý Hóa Long vượt qua cầu nổi chiếm cứ bờ phía bắc, để tiện việc yểm hộ qua sông. Không ngờ Lý Hóa Long đi đến giữa cầu, trượt chân rơi xuống nước chết, số quân mang đi kinh hãi không biết làm gì. Tôn Sĩ Nghị ra lệnh Khánh Thành yểm hộ mặt sau bằng cách bắn súng điểu thương vào quân Nguyễn Văn Huệ đang truy kích, riêng mình tự mang quân theo cầu nổi lui về bờ phía bắc; rồi lập tức cho chặt đứt cầu nổi, cùng với bọn Khánh Thành rút lui về sông Thị Cầu.
Quân Thanh tại phía nam sông thấy cầu đã bị đứt chìm, không có đường về, bèn đánh trở lại thành nhà Lê. Các Tổng binh Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Phó tướng Na Ðôn Hành, Tham tướng Dương Hưng Long, Vương Tuyên, Anh Lâm đều tử trận. Tri châu Ðiền Châu Sầm Nghi Ðống không được viện binh đành tự tử, số thân binh tự tử cũng đến hàng trăm. Quốc vương An Nam Lê Duy Kỳ vào lúc binh thua tới dinh Tôn Sĩ Nghị họp bàn, thấy Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, bèn hoảng hốt vượt sông chạy lên phương bắc, đến đây nhà Lê diệt vong.
Nguyễn Văn Huệ xua quân tiến vào thành, chiến bào mặc trên người nhuốm đen, do bởi thuốc súng. Ðề đốc Ô Ðại Kinh mang đạo quân Thanh tại Vân Nam xuất phát từ Mã Bạch quan vào ngày 20 tháng 11 năm ngoái, đến Tuyên Quang vào ngày 21 tháng 12; khi đến sông Phú Lương thấy cầu nổi bằng tre đã bị chìm đứt, nhìn sang bên kia bờ thấy lửa rực bốn phía, bèn triệt hồi Tuyên Quang, rồi lập tức lui vào trong nước.
Cuộc chiến vẫn còn tiếp tục, nhưng rõ ràng rằng phần thắng sẽ thuộc về những lý tưởng chiến đấu vì chính nghĩa. Tinh thần hy sinh và tài năng của dân tộc ta một lần nữa được khẳng định với bạn bè năm châu khi một lần nữa nhắc lại chiến công oai hùng.
0
0
Death Angel
05/10/2019 17:54:17
Đề 2
Giấc mơ chỉ là sự mong ước tưởng tượng, chuyện cổ tích vẫn là chuyện cổ tích. Tôi sẽ vẫn nuối tiếc nhưng chỉ là nhỏ nhoi thôi. Tôi đã học được nhiều điều từ giấc mơ ấy, học được niềm tin và hi vọng và cả nỗ lực cố gắng cho giấc mơ của chính mình.
Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ước bấy lâu nay sẽ biến thành sự thật, y như một câu chuyện cổ tích chưa? Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và rồi lại phải thất vọng. Nhưng tôi luôn nhớ khoảnh khắc mà chỉ giấc mơ kì diệu mới đem đến cho tôi, như vừa mới xảy ra đây thôi.
Năm tôi học lớp năm, vào Tết năm ấy cũng là lúc ông tôi qua đời. Người ông mà tôi hằng kính yêu đã vĩnh biệt tôi trước khi kịp đón Tết cùng tôi. Tôi buồn bã vô cùng và tự nhủ sẽ không bao giờ tôi được đón một cai tết có ông bên cạnh nữa. Mấy năm sau vào lúc sắp sửa bốc mộ ông tôi và gần đến tết, lòng tôi lại bâng khuâng nhớ đến cái tết năm nào. Tôi thắp một nén hương lên bàn thờ ông, hi vọng cháy bỏng được nhìn lại ông bên mâm cơm giao thừa lại bùng lên trong tôi, y như hồi còn nhỏ. Hôm đó là ngày 29 Tết, trước đúng một ngày vào cái năm buồn bã ấy, ông tôi mất. Tôi nghe mẹ đi ngủ sớm để ngày mai còn theo mẹ đi chợ. Lòng tôi chộn rộn mãi không sao ngủ được. Mắt tôi nhòa đi.
Tôi đang nằm trên chính chiếc giường mà ông tôi đã nằm ngày trước. Đến khi mẹ tôi tắt đèn đầu giường, tôi mới thiếp đi.
Một lúc sau có tiếng bước chân bên giường tôi, tôi choàng tỉnh dậy. Thật hay mơ đây, trước mắt tôi là người ông hiền hậu đã xa cách tôi bấy lâu nay. Ông bảo tôi dậy rửa mặt để đi cùng mẹ, sáng đó đã là ngày 30 Tết. Tôi ôm lấy ông, bảo sao ông đi lâu thế. Ông chỉ mỉm cười, lấy tay lau nước mắt cho tôi. Tôi nhìn ông không chớp mắt, vẫn dáng người cao cao như thế, vẫn khuôn mặt hồng hào, phúc hậu như xưa. Mái tóc ông bạc trắng, tôi còn nhớ lúc ông ra đi tóc ông mới chỉ lốm đốrn bạc. Ông tôi bận bộ com-lê màu ghi, tuy cũ mà phẳng phiu, trông ông thật đẹp lão. Tôi chưa được ngồi cùng ông lâu thì nghe tiếng mẹ gọi: “Con ơi mau đi chợ với mẹ, Tết đến rồi mà còn ngủ à?” - Tôi dạ và vội nói với ông: “Ông ơi ông ở nhà nhé! Ông chờ cháu về rồi dẫn cháu đi chơi ông nhé!”. Ông gật đầu, bảo tôi đi kẻo mẹ chờ.
Sau khi đi chợ xong, tôi chạy ù té vào phòng quên cả đặt thức ăn vào bếp. Nhìn thấy ông đang đọc sách, tôi mừng lắm. Ông bảo với tôi rằng ông sẽ dẫn tôi đi chợ Tết, chọn một cành đào thật đẹp về cắm trong nhà. Tôi mừng rỡ, tíu tít giục ông đi ngay. Ông vẫn nhớ ý thích của tôi như hồi tôi còn nhỏ. Ông chở tôi trên chiếc xe đạp cọc cạch ông vẫn thường đi. Trên chiếc xe đạp này, đã bao lần ông đèo tôi đến nhà trẻ. Tôi sẽ nhớ mãi những giây phút ấy. Tôi cùng ông đi giữa phố phường, cảm thấy Tết năm nay nhộn nhịp hơn các năm trước. Phố xá đông nghìn nghịt, dường như ai ai cũng muốn ra đường để sắm sửa cho Tết.
Rồi hai ông cháu cũng đến được chợ hoa ngày Tết. Mới từ đầu vào tôi đã thấy tấp nập bao nhiêu là người, từ những cô gái đến những người phụ nữ lớn tuổi. Phải một lúc lâu sau, ông tôi mới gửi được xe và dẫn tôi đi xem cây cảnh. Chợ hoa ngày Tết mở ra trước mắt tôi vô số loài hoa rực rỡ khoe sắc. Nào là hoa lay-ơn, hoa thược dược, nào hoa cúc, hoa vi ô- lét. Có những loài hoa tôi chưa biết tên, có những loài hoa tôi không hề biết. Ông tôi vốn là thầy giáo dạy Sinh học nên chỉ cho tôi biết bao nhiêu là hoa thật độc đáo. Vừa nghe ông nói vừa ngắm các loại hoa, tôi bỗng thấy mở mang thêm nhiều điều. Nhiều điều trước đây tôi thờ ơ giờ hiện lên rõ ràng trong trí óc tôi tựa như những bông hoa ngày càng tươi tắn, đầy sức sống hơn. Ông dẫn tôi xem hoa một lúc rồi cùng tôi chọn một cành đào ưng ý. Tôi rất thích cành đào với đầy hoa màu hồng nở rộ. Nhưng ông tôi chỉ chọn một cành đào mới chớm nở vài ba bông hoa, còn lại là biết bao nụ hoa xanh mướt và những lá non. Ông bảo với tôi rằng, tuy bây giờ cành đào không đẹp nhưng chỉ một hai hôm sau Tết đào sẽ nở đầy hoa rất đẹp và lâu tan. Tôi mới vỡ lẽ cành đào ấy bây giờ đây ẩn chứa bao điều đẹp đẽ với tôi và ông trở thành một ông tiên hiểu tất cá những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Tôi giữ sự ngưỡng mộ ấy như hồi thơ bé, ông như người thầy giáo mở ra cho tôi bao điều lí thú để tôi khám phá. Và ông đã thay mẹ tôi dạy tôi học khi còn tiểu học. Ông cháu tôi ra về. Tôi ngồi sau giữ cành đào còn ông mải miết đạp xe về đến nhà, tôi khoe ngay cành đào, bà bảo có cành đào nhiều lộc này, Tết năm nay sẽ vui lắm đây. Ông chỉ mỉm cười, nụ cười đồng tình lẫn niềm vui rạng rỡ. Đêm đến, gia đình tôi sum họp quanh mâm cơm giao thừa. Tôi hạnh phúc biết nhường nào bởi có ông tôi bên cạnh, ông không xa tôi nữa. Chỉ còn ba tiếng nữa là đến giao thừa, tôi chỉ mong được sống mãi những giờ phút này, mong thời gian đừng trôi quá nhanh để luôn có tình yêu thương của mọi người trọn vẹn bên tôi. Tôi cũng thầm hứa với bản thân sẽ mãi ngoan ngoãn như hôm nay để ông khỏi phiền lòng. Vậy mà sao ngày hôm nay qua thật mau. Đã đến giao thừa rồi, ông vuốt lên mái tóc tôi, bảo tôi ở nhà, ông sẽ hái lộc đầu năm mới cho tôi. Tôi dạ và hứa sẽ thức đợi ông về.
Ông đi rồi tôi cố thức, nhưng sao cơn buồn ngủ cứ kéo đến, kéo sụp hai mí mắt tôi lại. Tôi thiếp đi lúc nào không biết. Tôi nghe thấy những tiếng gọi rồi tiếng lịch kịch. Tôi mở mát choàng dậy. Bây giờ đã sáng rồi sao? Tôi ngạc nhiên quá. Tôi nháo nhác tìm ông mà không thấy đâu. Thật kì lạ, mới lúc trước tôi còn mừng tượng bàn tay khẳng khiu ông đặt lên đầu tôi cơ mà. Tôi xem lại lịch, hôm nay là ngày ba mươi Tết. Tôi òa khóc, vậy đó chỉ là một giấc mơ. Giấc mơ quá thực khiến tôi hụt hẫng và buồn rầu. Ông tôi đã ra đi thật chứ không về lại với tôi như tôi tưởng. Tôi nuối tiếc giấc mơ hạnh phúc. Tôi thầm tự hỏi: Liệu trong mơ nếu tôi thức chờ ông, tôi có gặp lại ông không? Nhưng cuộc sống không dừng lại để tôi nuối tiếc, tôi chuẩn bị quần áo đi chợ cùng mẹ. Tôi có kể lại cho mẹ giấc mơ, mẹ chỉ im lặng, chắc tâm trạng mẹ khó có thể nói thành lời.
Giấc mơ chỉ là sự mong ước tưởng tượng, chuyện cổ tích vẫn là chuyện cổ tích. Tôi sẽ vẫn nuối tiếc nhưng chỉ là nhỏ nhoi thôi. Tôi đã học được nhiều điều từ giấc mơ ấy, học được niềm tin và hi vọng và cả nỗ lực cố gắng cho giấc mơ của chính mình.
1
0
Nguyễn Thị Nhung
05/10/2019 17:55:04
Đề 2:
Sau kì thi căng thẳng, lần đầu tiên trong hai tuần qua tôi đi ngủ sớm hơn mười giờ, vốn đã mệt, tôi ngủ ngay lập tức mà không trằn trọc như mọi khi, và giấc mơ cũng đến nhanh như giấc ngủ vậy. Trong mơ, tôi được gặp lại bà nội, người thân thiết mà tôi đã xa cách lâu ngày. Đây thực sự là một giấc mơ đẹp và gây xúc động cho tôi.
Bà nội tôi đã qua đời được ba năm, cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chỉ muốn tin rằng bà chỉ là đã đi đâu đó xa lắm chứ không muốn tin rằng bà mãi mãi rời xa thế gian này. Người ta vẫn hay nói, nếu lòng luôn nghĩ về một người nào đó, trong mơ sẽ gặp được người ấy và sau ba năm, tôi đã có giấc mơ đẹp về bà. Trong mơ, tôi chỉ nhớ rằng mình xuất hiện trong ngôi nhà cũ của bà ở quê, có một mảnh vườn nhỏ bên cạnh bờ sông. Tôi cứ bất giác bước đi theo linh tính qua làn sương mờ đi tiếp vào vườn và như muốn tìm lại tuổi thơ khi tôi chơi đùa ở đây ngày còn bé nhỏ ngây thơ. Tôi cứ thế đi, đi mãi mà tưởng như mảnh vườn nhỏ bé không biết từ lúc nào biến thành mê cung rộng lớn mãi không thấy đường ra. Trong màn sương mù ảo ảnh, đôi chân tôi cứ cất bước và chợt sững lại khi thoáng thấy hình ảnh quen thuộc. Bên gốc cây dừa, hình dáng quen thân thương hiện ra khiến cho trái tim tôi vỡ òa vì vui sướng, đó là bà nội. Vẫn y như ngày nào, bà ngồi dưới gốc dừa khoan thai độ lượng như một bà tiên với giỏ len đan trên tay. Mái tóc bạc phơ của bà càng khiến cho tôi liên tưởng đến những câu chuyện cổ tích mà trước kia bà hay kể. Như chừng thấy tôi, bà ngẩng lên, nở một nụ cười hiền từ như một vị thánh, bà dang hai tay ra như chờ đón tôi vào lòng. Trong lòng tôi bấy giờ chẳng còn điều gì ngoài khao khát được vỗ về chở che của một đứa cháu xa cách bà kính yêu của mình đã lâu. Tôi liền chạy nhanh tới ôm chầm lấy bà để bà che chở, vuốt ve với những dòng nước mắt hạnh phúc. Thấy tôi xúc động, bà vuốt mái tóc tôi:
- Cháu ngoan, đừng khóc, bà về rồi đây mà.
Nghe được những lời này, tôi lại càng khó kìm chế trái tim xúc động của mình nhưng rồi cũng quệt nước mắt, ngẩng đầu nhìn bà và cười trong niềm hạnh phúc lấp lánh. Bà vẫn y như ngày còn ở với tôi, hay thích đan len bên gốc dừa và quàng chiếc khăn màu nâu sáng. Vậy là trong lòng bà, bà hỏi tôi về chuyện học tập, về cha, về mẹ, rồi bà lại dặn tôi phải học hành chăm chỉ, nghe lời bố mẹ, lớn lên nhất định phải thành người tốt, nhưng tôi chỉ trả lời qua loa rồi cứ thế cuộn mình trong vòng tay yêu thương của bà mà tận hưởng sự hạnh phúc. Bà ôm tôi thật chặt, âu yếm vuốt ve, hôn vào má, vào trán vào tóc tôi như những ngày tôi còn thơ dại. Chợt tôi nhớ đến những tháng ngày trước đây, bà hay kể chuyện cho tôi nghe và tôi muốn nghe lại giọng kể ấy:
- Bà ơi, bà kể chuyện cháu nghe, bà nhé.
Đáp lại tôi, bà nở một nụ cười đẹp như bà tiên rồi giọng bà vang lên trong không gian huyền bí của sương mờ và khói bay. Vẫn là giọng kể truyền cảm ngày nào, giống cái ngày còn bé, đã đưa tôi vào những giấc mơ đẹp nhất. Câu chuyện mà bà kể tôi đã nghe không biết bao nhiêu lần nhưng đều không thấy chán, và đặc biệt ngay lúc này đây, tôi còn thấy cả sự thiêng liêng diệu kì trong từng nhịp ngắt của bà, bà ơi, ước gì cháu được mãi nghe bà kể những câu chuyện như vậy trước khi đi vào giấc ngủ!
Nhưng chưa kịp nghe hết câu chuyện, giọng kể của bà đã đưa tôi về với hiện tại, tôi choàng tỉnh do tiếng chuông đồng hồ báo thức và tôi nhận ra đó chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ đẹp tuyệt vời vì tôi được gặp bà nội.
Giấc mơ ấy tôi vẫn còn nhớ từng chi tiết nhỏ vì đó là giấc mơ xúc động nhất đời tôi. Giấc mơ làm tôi thêm nhớ bà nhưng cũng đem lại cho tôi động lực trong cuộc sống vì lời hứa với bà sẽ chăm ngoan học giỏi để trở thành người có ích. Và tôi mong mình có thể có thêm nhiều giấc mơ đẹp như vậy nữa!
0
0
Sasaki Akiko -chan ( ...
12/10/2019 20:05:35
Đề 1
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần chiến đấu và niềm tự hào dân tộc vẫn còn in đậm mãi trong lòng mỗi con dân nước Việt. Tinh thần đó được thế hệ đời sau lưu truyền và gìn giữ như một bản trường ca anh hùng. Trong đó, khúc hát oanh liệt về chiến công đại phá quân Thanh làm lòng người trẻ rộn ràng dòng máu Lạc Hồng.
Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), quân của Nguyễn Huệ nước An Nam vượt sông Gián Thủy đánh bại quân phòng thủ của Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống), lại bắt toán quân Thanh tuần thám giết sạch. Ngày mồng hai, Tôn Sĩ Nghị được tin hoảng hốt ngự địch, ra lệnh Tổng binh Trương Triều Long mang ba ngàn quân tăng cường cho các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi để chống cự, lại ra lệnh cho Ðề đốc Hứa Thế Hanh mang một ngàn năm trăm tên, tự đốc suất một ngàn hai trăm tên để tiếp ứng. Quân Nguyễn Huệ tiến tới đông như ong, vây đồn bốn phía, đánh nhau một ngày một đêm, quân Thanh bị đánh tan bèn bỏ chạy.
Vào canh năm ngày mồng 5 Nguyễn Văn Huệ mang đại binh tiến đánh, thân tự đốc chiến, dùng một trăm thớt voi khỏe làm tiên phong. Rạng sáng quân Thanh cho kỵ binh nghênh đón địch, ngựa bị voi quần kinh hãi bỏ chạy, quân rút lui vào trại cố thủ. Phía ngoài trại, lũy đầy chông sắt, bên trong bắn súng ra cự địch. Vào giờ Ngọ quân Nguyễn bắn hỏa châu, hỏa tiễn tới tấp; lại dùng rạ bó to lăn mà tiến đều, khinh binh theo sau, trước ngã sau tiến lên một lòng quyết chiến, tại các trại quân Thanh đồng thời tan vỡ, quân Nguyễn thừa thắng chém giết, quân Thanh tử thương quá nửa.
Ðề đốc Hứa Thế Hanh thấy thế lực nhiều ít rõ ràng, bảo gia nhân đem ấn triện Ðề đốc mang đi, rồi ra sức đánh, bị chết tại trận. Lúc này quân địch càng bị giết càng nhiều, chia cắt quân Thanh từng nhóm rồi vây kín. Thống soái Tôn Sĩ Nghị mất liên lạc với Hứa Thế Hanh và các đại viên Ðề, Trấn; bèn ra lệnh Phó tướng Khánh Thành, Ðức Khắc Tinh Ngạch mang ba trăm quân đoạt vây chạy về phía bắc. Khi tàn quân của Tôn Sĩ Nghị chạy đến bờ sông, thì số quân Thanh ba ngàn tên trú đóng tại bờ phía nam đã được Tổng binh Thượng Duy Thanh mang đi tiếp ứng cho Hứa Thế Hanh, bèn ra lệnh cho Tổng binh Lý Hóa Long vượt qua cầu nổi chiếm cứ bờ phía bắc, để tiện việc yểm hộ qua sông. Không ngờ Lý Hóa Long đi đến giữa cầu, trượt chân rơi xuống nước chết, số quân mang đi kinh hãi không biết làm gì. Tôn Sĩ Nghị ra lệnh Khánh Thành yểm hộ mặt sau bằng cách bắn súng điểu thương vào quân Nguyễn Văn Huệ đang truy kích, riêng mình tự mang quân theo cầu nổi lui về bờ phía bắc; rồi lập tức cho chặt đứt cầu nổi, cùng với bọn Khánh Thành rút lui về sông Thị Cầu.
Quân Thanh tại phía nam sông thấy cầu đã bị đứt chìm, không có đường về, bèn đánh trở lại thành nhà Lê. Các Tổng binh Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Phó tướng Na Ðôn Hành, Tham tướng Dương Hưng Long, Vương Tuyên, Anh Lâm đều tử trận. Tri châu Ðiền Châu Sầm Nghi Ðống không được viện binh đành tự tử, số thân binh tự tử cũng đến hàng trăm. Quốc vương An Nam Lê Duy Kỳ vào lúc binh thua tới dinh Tôn Sĩ Nghị họp bàn, thấy Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, bèn hoảng hốt vượt sông chạy lên phương bắc, đến đây nhà Lê diệt vong.
Nguyễn Văn Huệ xua quân tiến vào thành, chiến bào mặc trên người nhuốm đen, do bởi thuốc súng. Ðề đốc Ô Ðại Kinh mang đạo quân Thanh tại Vân Nam xuất phát từ Mã Bạch quan vào ngày 20 tháng 11 năm ngoái, đến Tuyên Quang vào ngày 21 tháng 12; khi đến sông Phú Lương thấy cầu nổi bằng tre đã bị chìm đứt, nhìn sang bên kia bờ thấy lửa rực bốn phía, bèn triệt hồi Tuyên Quang, rồi lập tức lui vào trong nước.
Cuộc chiến vẫn còn tiếp tục, nhưng rõ ràng rằng phần thắng sẽ thuộc về những lý tưởng chiến đấu vì chính nghĩa. Tinh thần hy sinh và tài năng của dân tộc ta một lần nữa được khẳng định với bạn bè năm châu khi một lần nữa nhắc lại chiến công oai hùng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×