Giải thích khái niệm
– Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm tự sự có hai hình thức tồn tại: Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
+ Ngôn ngữ đôi thoại là lời nhân vật dược bộc lộ bên ngoài, đôi thoại với nhân vật khác.
+ Ngôn ngữ độc thoại là lời nói bên trong, nhân vật tự nghĩ, tự sự với chính mình. Trong đoạn trích này, Kiểu bị giam lỏng ỏ lầu Ngưng Bích chỉ cỏ một mình, nàng tự nói với mình những điều mình nghĩ (độc thoại nội tâm).
—Tả cảnh ngụ tình: mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng, cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh chỉ là phương tiện còn miêu tả tâm trạng là mục đích chính. Tả cảnh ngụ tình là một thủ phap nghệ thuật của các tác giả xưa nay. Tuy nhiên, trong một bài thơ, đoạn thơ. không phải đoạn tả cảnh nào cũng ngụ tình. Ví dụ: Trong đoạn Cảnh ngày xuân, bốn câu đầu là thuần túy tả cảnh, nhưng sáu câu cuối (tan hội, chị em Thúy Kiều ra về) cảnh dã nhuốm màu tâm trạng; hay trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích, sáu câu đầu và tám câu cuối đoạn, tác giả miôu tả tàm trạng qua cảnh vật (cảnh ngụ tình).