Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, con người đang lao mình vào công việc để thực hiện ước mơ và hoài bão của bản thân. Theo đó, muốn chất lượng công việc đạt hiệu quả cao thì ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân vô cùng quan trọng. Ngoài việc chúng ta thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí của cải vật chất, chúng ta còn cần phải đấu tranh chống sự “lãng phí thời gian”. Trong những biểu hiện của sự “lãng phí thời gian” thì “giờ cao su” chính là biểu hiện của mỗi cá nhân đang mắc phải, tiêu biểu tron số đó không thể không nhắc tới sinh viên – đoàn viên thanh niên.
Trong thư gửi thanh niên năm 1946, Bác Hồ viết “ một năm khởi đầu từ màu xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” . Thật vậy, tuổi trẻ là quãng thời gian quý giá nhất, đẹp đẽ nhất, đáng nhớ nhất của mỗi người, phải biết tranh thủ từng phút giây trẻ trung, sôi nổi ấy để học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Tuy nhiên trong chi đoàn thanh niên hiện nay còn tồn tại biểu hiện “giờ cao su”, chưa thực sự tôn trọng thời gian, chưa tuân thủ quy định về giời giấc, dẫn đến tình tranh đến muộn vào các buổi họp, buổi làm việc của chi đoàn nói riêng và tại đơn vị nói chung. Đối với xã hội hiện đại việc giữ đúng giờ hẹn là một đức tính rất cần thiết, nó nói lên độ tin cậy và tinh thần trong mọi người xung quanh. Nếu chận trễ vì một lý do đột xuất, bận việc cá nhân không thể trì hoãn thì có thể chấp nhận được. Nhưng chúng ta đã biết “ thời gian là vàng ngọc” thời gian đã trôi đi thì không thể lấy lại được.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên – đoàn viên thanh niên “cao su về giờ giấc” là do 2 nguyên nhân chủ quan và khác quan. Nguyên nhân khách quan là do yếu tố bên ngoài tác động vào mà tự bản thân chúng ta không thể tự kiểm soát được: phương tiện di chuyển hỏng, thời tiết thất thường,..nguyên nhân này chỉ chiếm số ít. Nguyên nhân chủ quan tồn tại trong ý thức, hành động của người hay đi muộn. Suy nghĩ “muộn một chút không sao”, “ chậm vài phút là chuyện bình thường”,.. đã khiến cho người đó lãng phí thời gian một cách trầm trọng. Ngoài ra còn thói quen thích được người khác chờ đợi “ nước đến chân mới nhảy”, đủng đỉnh, chậm chạm trong tác phong xử lý công việc. Bên cạnh đó sự xuề xòa, bỏ qua của những người đến đúng giờ cũng là một nguyên nhân không nhỏ. Người đến muộn chỉ được nhắc nhở trực tiếp bằng lời nói chứ chưa có biện pháp răn đe để lần sau không tái phạm nữa.
Lỗi của người đến muộn đôi khi được những người đến đúng giờ coi là lỗi nhỏ, không gây tác hại gì, tất cả những điều đó đã vô tình khiến cho tình trạng “giờ cao su” tái diễn. Vì những người đi muộn không phải chịu hình thức xử lý nghiêm sẽ nảy sinh suy nghĩ: “ đi muộn có sao đâu”, “đi muộn cũng có bị phạt đâu mà’ thói quen xấu lặp đi lặp lại.
Trong những trường hợp dù do nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì tình trạng “giờ cao su” vẫn là điều hạn chế. Đối với những người phải chờ đợi, họ cảm thấy khó chịu, cảm thấy không được tôn trọng, ảnh hưởng đến thời gian sắp xếp những công việc khác. Những người đến muộn sẽ nhận được cái nhìn thiếu thiện cảm từ mọi người. Một vài lần sẽ dẫn đến mất tín nhiệm để giao phó công việc, ảnh hưởng đén quá trình sinh hoạt, tham gia các hoạt động tập thể.
Để khắc phục thói quen đi trễ, đầu tiên chính bản thân chúng ta phải biết tôn trọng thời gian, tôn trọng chính bản thân mình trước và sau đó là tôn trọng người khác.Nếu ta không muốn phải chờ đợi người khác thì chắc chắn không ai thấy dễ chịu khi họ phải chờ đợi ta. Vì vậy ngay bây giờ hãy đặt ra qui tắc cho bản thân để cùng nhau tẩy chay “giờ cau su”. Thứ nhất, phải lên kế hoạch làm việc và đến chỗ hẹn đúng giờ. Đối với những người đủng đỉnh thì trước khi ra khỏi nhà hãy cài đồng hồ hẹn trước một chút thời gian để chuẩn bị chu đáo hơn. Thứ hai, nếu bạn là người hay quên hãy lập cho mình một thời gian biểu khoa học và thường xuyên theo dõi nó để chắc chắn rằng mình không bỏ quên các cuộc hẹn…Thứ 3, thực tế cho thấy trong các buổi sinh hoạt tập thể chi đoàn, người đến muộn chỉ bị nhắc nhở trực tiếp bằng lời nói, đôi khi còn bỏ qua nên việc chống lại “giờ cao su” chưa được triệt để. Do đó cần có biện pháp xử lý bằng cách ghi thông tin ai là người đi muộn, đi muộn bao nhiêu phút… Sau đó so sánh đối chiếu giữa các tháng để biết được tháng này còn ai đi muộn như tháng trước không,..Danh sách cá nhân thường xuyên “giờ cao su” sẽ được lập và bình xét thi đua cuối năm trước tập thể. Biện pháp trên đây nếu được đưa vào áp dụng sẽ góp phần rất lớn trong việc thực hiện văn hóa đúng giờ: Nâng cao ý thức và tự giác tuân thủ nội quy, quy đinh..