Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 6
12/10/2019 21:04:02

Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng

4 trả lời
Hỏi chi tiết
443
1
0
Fureta Ari
12/10/2019 21:05:30
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đặt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này khiến em thấy thật cảm động. Chính lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng người như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhẹ nhàng và ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình mà không màng tới công danh, địa vị cho riêng mình. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo của dân làng, vũ khí của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Fureta Ari
12/10/2019 21:05:41
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đặt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này khiến em thấy thật cảm động. Chính lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng người như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhẹ nhàng và ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình mà không màng tới công danh, địa vị cho riêng mình. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo của dân làng, vũ khí của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.
0
0
Lê Nhi
12/10/2019 22:08:35
“Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân !”
Hình tượng người anh hùng Thánh Gióng đã đi vào tâm trí em qua những vần thơ giản dị, qua lời bà kể mỗi đêm trăng và qua những bài giảng ân cần của cô. Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu và rực rỡ nhất về người anh hùng bảo vệ dân tộc và chống giặc ngoại xâm. Là biểu tượng cho những chiến công oanh liệt, là bức tượng đài kì vĩ của nhân dân ta, đại diện cho nhân dân và biểu trưng cho mong ước của nhân dân.
Cậu bé Gióng có sự ra đời kì lạ, khi bà mẹ ướm thử bàn chân ngoài đồng thì về nhà thụ thai, mười hai tháng sau mới sinh ra cậu với mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Nhưng khác với những đứa trẻ khác, cậu lên ba mà mãi không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy. Điều đó cho thấy Gióng có một tuổi thơ khác thường, không phải người thường bởi cậu bé ấy mang dấu ấn rất đặc biệt. Khi giặc Ân xâm chiếm bờ cõi, nghe sứ giả rao tin tìm người tài thì Gióng bấy giờ mới cất tiếng nói và bảo rằng: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái gậy sắt, một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Thật kì lạ, một cậu bé lên lên ba tiếng nói đầu tiên là tiếng nói diệt giặc cứu nước. Ý thức đánh giặc, tinh thần trách nhiệm với non sông đất nước thật lớn lao và cao cả. Tình yêu quê hương trỗi dậy trong lòng một đứa trẻ thơ tượng trưng cho tình yêu đất nước, ý thức bảo vệ dân tộc của nhân dân. Tiếng nói ấy thật thiêng liêng và quý giá biết bao khi đất nước đang trong cơn nguy kịch, khi cả dân tộc đang đau đáu vì nỗi lo mất đi mảnh đất máu thịt của tổ tiên. Tiếng nói ấy như một sức mạnh vô hình tiếp thêm niềm tin cho nhân dân. Cũng từ hôm đó, Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không no, áo vừa mặc đã đứt chỉ, dân làng cùng nhau góp gạo nuôi cậu bé. Gióng lớn lên bằng tình yêu thương, sức mạnh đoàn kết của dân tộc, mang theo ước vọng của nhân dân đánh tan giặc Ân cứu nước, và mang trong mình nhiệm vụ lớn lao đối với Tổ quốc, với sự kỳ vọng của bà con. Lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm đã giúp Gióng vượt lên tất cả, vươn vai thành tráng sĩ đầy oai phong, với đầy đủ vũ khí trang bị, Thánh Gióng ra trận như một người hùng hiên ngang, bản lĩnh, dũng cảm trước kẻ thù. Ngưạ hí vang trời, ngưạ phun lửa, ngựa phi thẳng đến nơi có giăc. Người anh hùng dùng roi sắt quật vào kẻ thù, giặc chết như rạ, tan hoang lớp này đến lớp khác. Hình ảnh đầy kiêu hùng và dũng mãnh của một người trên chiến tuyến hiểm nguy. Khi roi sắt gãy Gióng dùng những bụi tre bên đường làm vũ khí quật vào quân giặc, giặc thua trận và chạy tán loạn. Người dũng sĩ ấy đã dành lại bờ cõi cho dân tộc, hoà bình cho nhân dân bằng chính sức mạnh và ý chí của mình. Người dũng sĩ ấy không chỉ dũng cảm mà còn thông minh biết bao khi tận dụng những bụi tre bên đường làm phương tiện chiến đấu. Vũ khí đâu chỉ cần gươm giáo hay súng đạn, vũ khí ngay bên cạnh chúng ta đây, từ những cuốc, thuổng, gậy gộc, những bụi tre hay đơn giản là những chiếc lá xanh nơi rừng sâu đều góp mình vào chiến trận.Và hơn hết, vũ khí tối thượng nhất là lòng yêu nước, là niềm tin, là công lý, là sức mạnh đoàn kết, là tinh thần dũng cảm trong mỗi con người. Lập được chiến công đầy tự hào như thế, Gióng không màng danh lợi, quay về hưởng lộc vua ban hãy danh tiếng lẫy lừng mà từ từ một mình một ngựa bay về trời. Nhẹ nhàng và ung dung như thế, Gióng đến với nhân dân như một vị thần khi đất nước lâm nguy và ra đi như một người tri kỉ của nhân dân. Một người hùng yêu nước, thương dân, một người hùng lớn lên trong vòng tay của nhân dân. Một người hùng với nhân cách cao đẹp, sáng trong , lớn lao và mẫu mực. Một người hùng bất tử của dân tộc. Công lao của Thánh Gióng được nhân dân ghi nhớ và lập đền thờ, vua phong là Phù Đổng Thiên Vương.
0
0
Trần Kiệt
13/10/2019 16:47:30
Ko phải bạn ơi Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng viết từ 8-10 dòng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo