Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Theo em, thế nào là chế độ phong kiến tập quyền? Cho ví dụ minh họa?

Theo em, thế nào là chế độ phong kiến tập quyền? Cho ví dụ minh họa?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
276
1
0
Anh Đỗ
13/10/2019 19:50:21
Từ hơn 30 năm nay, các nhà kinh tế và hoạch định chính sách nước ta đã thảo luận rất nhiều về tự do, mở cửa thị trường, hội nhập. Nhiều tới mức, Nhà nước lùi dần, nhường sân cho thị trường. Tư duy ấy tràn lan (tranh luận mới đây về “học giá”, “trạm thu giá”… là vài thí dụ). Người dân nước ta cũng chào đón, ủng hộ kinh tế thị trường (theo điều tra quốc tế, cứ 100 người Việt Nam được hỏi thì 95 người ủng hộ kinh tế thị trường, chỉ có 3 người phản đối)[2]. Nước ta cũng đã mở cửa thị trường nội địa một cách hăng hái. Nếu đo mức độ mở của nền kinh tế bằng tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP, Việt Nam đã thuộc nhóm 7 quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc chấp nhận mở cửa thị trường nội địa[3].
Cải cách thể chế được khởi đầu bằng việc xây dựng luật lệ cần cho đổi mới kinh tế. Hiển nhiên, các quyền tự do dân chủ, các nỗ lực đổi mới chính quyền và cải cách hệ thống chính trị, cũng theo đó mà xuất hiện. Con đường du nạp các thể chế thị trường, dù đối mặt không ít lực cản, song về đại thể vẫn có thể tiên liệu, dự đoán trước được, bởi lẽ các nguyên tắc vận hành của kinh tế thị trường là các giá trị phổ quát, được chấp nhận rộng rãi toàn cầu, chúng dựa trên nền tảng của tự do sở hữu, tự do tổ chức kinh doanh, khế ước và tài phán, cạnh tranh và điều tiết. Cũng không thiếu hình mẫu cho các thiết chế thực thi tương ứng.
Tất cả những điều đó đã góp phần tạo ra đổi mới, tăng trưởng, tạo ra phúc lợi và giải thích thành công trong cải cách kinh tế. Việt Nam thuộc số quốc gia ít ỏi trên thế giới duy trì được mức độ tăng trưởng tương đối cao, trong một thời gian dài, và khá liên tục. Đó là những sự thật, những mặt lấp lánh dễ nhìn thấy, đã được ca ngợi nhiều, của tấm huy chương.
Ngược lại, cải cách hệ thống chính trị, đổi mới chính quyền diễn ra khó khăn hơn nhiều. Sự chậm trễ, lỗi nhịp giữa tự do hóa kinh tế, mở cửa thị trường và các cuộc cải cách chính trị, đổi mới chính quyền một cách cần thiết có thể dẫn tới những trục trặc, đe dọa thành tựu kinh tế. Vấn nạn thâu tóm tài nguyên quốc gia vào tay “tư bản thân hữu” trong và ngoài nước, bóc lột lao động giá rẻ, ô nhiễm môi trường, tham nhũng, bộ máy hành chính cồng kềnh, thủ tục hành chính rườm rà… làm cho các thành tựu kinh tế như những tượng đài chông chênh, có thể đổ vỡ nhanh chóng khi bất ổn diễn ra trên diện rộng.
Thật hiển nhiên, phát triển nhanh và bền vững cần sự hậu thuẫn của một chính quyền mạnh mẽ, một nhà nước hiệu quả. Bằng chứng cho luận điểm này đã có quá nhiều. Chỉ có điều làm thế nào để xây dựng được một hệ thống chính trị ổn định, một nhà nước hiệu quả… luôn là một thách thức lớn. Bất hạnh và tìm cách đổ lỗi khi một nhà nước đổ vỡ thì dễ thấy, song làm thế nào xây dựng được chính quyền quản trị nhà nước hiệu quả, vững bền, luôn là điều bí ẩn. Thông thường, các truyền thống và thói quen quản trị quốc gia tồn tại rất vững bền.
Trong bối cảnh hiện nay của nước ta, chúng tôi cho rằng, nguy cơ phân tán, cát cứ, cản trở việc xây dựng một chính quyền trung ương tập quyền mạnh mẽ là một thách thức đang làm suy yếu Nhà nước.
Chúng tôi cho rằng, trước khi vay mượn các chủ thuyết từ nước ngoài, cần học cũ để hiểu mới, gạn lọc những kinh nghiệm quý của nền hành chính cổ truyền của tổ tiên để xây dựng chính quyền hiện nay. Ở Việt Nam trong hơn 100 năm qua, chúng ta đã xem nhẹ những giá trị của nền hành chính cổ truyền. Chế độ khoa cử, chính quyền quân chủ, tự trị làng xã đã mục ruỗng và sụp đổ tan tành. Chúng đã được xem là thối nát, hủ lậu, không còn đáng quan tâm. Các nhà kiến thiết quản trị quốc gia, dù theo xu hướng chính trị nào, hết thảy đều ngoảnh mặt sang phương Tây để tìm lời giải. Từ nền cộng hòa dân chủ nhân dân, mô hình chính quyền Xô-viết đến nhà nước pháp quyền XHCN.
Nay là chế độ pháp quyền XHCN thời hội nhập, hết thảy các lời giải cho các thách thức quản trị quốc gia đều được vay mượn và nhìn từ các lý thuyết quản trị quốc gia. Vì việc xây dựng chính quyền cần dựa trên những truyền thống bản địa lâu đời, nên cần tìm lời giải cho các thách thức hiện tại và trong tương lai từ bài học quá khứ. Vài năm gần đây, trong các nỗ lực ôn cũ để hiểu mới, người ta đã bàn nhiều tới tự trị làng xã (trong mối quan hệ phân quyền giữa trung ương, địa phương và cấp cơ sở), chế độ khoa cử (trong tuyển dụng công chức qua các kỳ thi quốc gia, quốc khảo, có tính cạnh tranh, bình đẳng), quy định hồi tỵ (điều cần né tránh nhằm phòng ngừa xung đột lợi ích trong nền quan chế).
Thực ra góc nhìn này rất phổ biến ở các quốc gia Đông Bắc Á và Singapore. Trong các nỗ lực cải thiện quản trị quốc gia, người ta không ngừng gạn lọc để áp dụng các giá trị truyền thống của nền hành chính Nho giáo cổ truyền vào thời đại ngày nay[4]. Thậm chí, ở phương Tây cũng xuất hiện trào lưu học hỏi kinh nghiệm quản trị quốc gia cổ truyền từ phương Đông. Các Viện Khổng Tử mọc lên như nấm (dù có bị nghi vấn nhằm quảng bá sức mạnh mềm của nước Trung Hoa), song sự xuất hiện của hàng trăm viện như thế ngay tại Hoa Kỳ đã minh chứng cho sự hấp dẫn kỳ lạ của các giá trị cổ truyền phương Đông trong quản trị và vận hành xã hội, kể cả ở phương Tây.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Thùy Trâm
13/10/2019 20:27:38
Phong kiến tập quyền là chế độ phong kiến ở giai đoạn đã có 1 chính quyền tập trung ở trung ương do nhà vua nắm giữ.
VD: chưa biết viết sao

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×