Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bông hoa càng vươn cao về phía mặt trời thì rễ của nó càng ăn sâu vào lòng đất suy nghĩ về ý kiến trên

1 trả lời
Hỏi chi tiết
2.646
0
1
NGUYỄN THANH THỦY ...
13/10/2019 21:02:59
Tự dưng bây giờ, tôi chỉ muốn đứng lặng nhìn cây cối trong sân trường đang lớn lên, cắm rễ thật chặt, bừng nở sắc hoa, tỏa bóng ngát hương, giữ nước giữ phân cho mảnh đất này. Chắc chắn không phải chỉ vì lợi ích mười năm, mà còn vì lợi ích trăm năm nữa...
***
Từ chuyện những cây trâm cổ thụ ở vùng Bảy Núi
Mấy ngày qua, báo chí trong nước ồ ạt đưa tin về những cây trâm sắn cổ thụ ở vùng Bảy Núi bị bứng lên đem bán về trồng trong các biệt thự nhà vườn tư nhân. Là một người con dân vùng Bảy Núi, tôi cảm thấy buồn bã và lo lắng.
Không buồn, không lo sao được, khi một loại cây thân thương gắn bó với tuổi thơ của mình ngày dần mất đi, để lại một khoảng trống nơi mặt đất khi từ trên cao nhìn xuống, và cả một khoảng trống trên bầu trời khi từ dưới đất nhìn lên. Mảnh đất này không chỉ mất cây, ảnh hưởng đến địa chất và môi sinh, mất nguồn thu nhập lâu dài, mất cảnh quan tự nhiên, mà đáng sợ hơn là mất đi một phần của kí ức về quê hương, về cội nguồn trong tâm thức mỗi con dân địa phương trên hành trình cuộc sống. Khi bán hết số trâm cổ thụ rồi, có chắc rằng người dân Bảy Núi sẽ khấm khá hơn, cái nắng sẽ bớt chói chang vào mùa hè, vùng núi vốn khô cằn sẽ không còn thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất.
Khó mà có thể trách người dân nghèo khi số tiền bán những cây trâm cổ thụ ấy đã bước đầu giúp họ trang trải nhiều nhu cầu thiếu yếu trong cuộc sống. Khó trách được các thương lái khi họ cũng chỉ làm cái việc mưu sinh thường ngày của mình. Và cũng khó khăn cho chính quyền địa phương khi họ không có cơ sở pháp lý để ngăn chặn vụ việc này. Tôi chỉ buồn khi nghĩ về những ảnh hưởng của việc làm ấy đến môi trường, đến hậu quả lâu dài.
Đến chuyện sân trường đại học của tôi
Đó là ngôi trường đại học đã gắn bó với thời sinh viên của tôi, và với cả 10 năm sau này tôi hân hạnh được công tác ở đây, chứng kiến nó trưởng thành qua từng ngày tháng.
Nhiều lần vào trường, có lúc tôi tự hỏi, sao trường lại trồng nhiều cây con quá, biết bao giờ mới trưởng thành, mới có bóng mát, sao không bứng vài cây cổ thụ về trường trồng cho nhanh, cho đẹp, vừa có cảnh quan mát mẻ, vừa tạo cảm giác thâm trầm, uy nghi, vững chải của một môi trường học thuật.
Và chẳng bao lâu sau đó, khi những gốc cây con ngày nào vươn mình lớn lên, tạo thành những vạt rừng, phủ bóng mát khắp sân trường, nở rộ những chùm hoa khoe sắc xinh tươi tô thắm ven đường, thấp thoáng vui đùa sau khung cửa sổ lớp học, thì những ý nghĩ vẩn vơ đó của tôi cũng tan biến.
Tôi thấy sự trưởng thành của ngôi trường một cách rất trực quan từ cảnh quan của sân trường. Như những chàng trai cô gái đôi mươi đầy sức sống, hàng cây trong sân trường đã trưởng thành vươn cao, cắm rễ thật sâu trên mảnh đất này, chắc hẳn không mưa bão nào có thể quật ngã. Và ngôi trường trải qua 20 năm tuổi ấy cũng đã trưởng thành, trong sự năng động, trẻ trung và sung mãn nhất của nó.
Sân trường tôi không có cổ thụ, nhưng có thật nhiều cây trưởng thành đang căng tràn sức sống, đang ngày một vươn lên những tầm cao mới để đón nhận ánh nắng mặt trời, đang quang hợp tạo bầu không khí trong lành, đang vươn nhánh ra phủ bóng mát mọi nẻo đường, đang bung ra muôn sắc hoa tô điểm cho cuộc đời thêm rực sáng.
Có một cảnh quan tươi đẹp, tạo mỹ cảm nơi mắt người tiếp nhận, đó là điều tuyệt vời ở một môi trường giáo dục. Nhưng nếu cảnh quan này chuyển tải thêm nhiều triết lý sâu sắc, khơi gợi nhận thức lý tính trong cái nhìn của mọi người, thì chắc hẳn còn tuyệt vời hơn nữa. Khi đó, cảnh quan tự nhiên sẽ trở thành cảnh quan nhân văn, vì những thông điệp nhân sinh giá trị mà nó mang lại. Bất chợt, nếu đâu đó bên những cội cây, có thêm những phiến đá nói về triết lý giáo dục, những danh ngôn hay, những đoạn thơ tuyệt tác, những bức tượng điêu khắc đầy hàm ý, thì phải chăng cảnh quan này sẽ càng đẹp hơn, ý nghĩa hơn?
Và chuyện tinh thần giáo dục
Nhìn cảnh quan sân trường, nhìn các cô cậu sinh viên hằng ngày đến đây học tập, rồi suy nghĩ về quãng đường phát triển của nhà trường, bỗng dưng tôi thấy hai chữ TRƯỞNG THÀNH thật kỳ diệu. Trưởng thành, nghĩa là chúng ta đã đủ lớn về vóc dáng hình hài, đã đủ nhận thức và suy nghĩ bằng chính tư duy của mình để hành động, đủ khả năng hiểu biết đúng sai để lựa chọn những giá trị bền vững nhất, từ đó tìm thấy ý nghĩa thiết thực cho cả hành trình sống sau này.
Với sự trẻ trung năng động hiện có, ngôi trường này trên nền tảng những giá trị cũ, sẽ dễ dàng tiếp nhận cái mới hơn, sẽ thay đổi và chuyển mình nhanh chóng hơn, sẽ sáng tạo nhiều giá trị hơn để vươn lên những tầm cao mới. Sự trưởng thành không có đích đến mà là một quá trình, khi mạnh mẽ tiến về phía trước, nhà trường sẽ ngày một trưởng thành hơn.
Nghĩ đến đó, tôi chợt nhận ra, không bứng cổ thụ về trồng trong sân trường là một ý nghĩ đúng đắn. Trường ta sẽ trồng cây mới, vun bồi cho nó thật tốt thì theo thời gian, nó sẽ tự lớn lên thành cổ thụ. Đó là loại cổ thụ ăn sâu bám chặt vào đất mẹ, giữ nước giữ phân để tỏa bóng mát cho đời, chứ không phải cổ thụ bứng lên rồi chôn xuống, liệu có vững bền không khi những cơn bão đi qua, liệu có thể giữ phân giữ nước và che chở cho các loài cây khác được không? Tự dưng, tôi thấy cái có giá trị nhất của cây cối nói chung, cổ thụ nói riêng, là chính bộ rễ của nó.
Bấy lâu nay, tôi luôn tự hào và đặt niềm tin rất nhiều vào ngôi trường này. Tôi thầm cảm kích lãnh đạo nhà trường qua các đời đã không chủ trương bứng cây về trồng, đã từ chối những lời mời gọi hợp tác đào tạo chạy theo lợi nhuận chứ không mấy quan tâm chất lượng, đã nghiêm khắc trong việc tổ chức thi chứng chỉ các loại hướng đến cái học thực chất. Trong khi những lùm xùm mua bán chứng chỉ, bằng cấp lộ tẩy ở các nơi, tôi càng tin tưởng hơn ngôi trường mình công tác là một môi trường giáo dục lành mạnh.
Ở một khía cạnh nào đó, tôi thấy trường đại học giống như những cánh rừng xanh mát. Không có cổ thụ, không có cây to thì không thể thành rừng, không có trí thức thì không trở thành trường đại học. Cây càng to thì hệ sinh thái càng đa dạng, trường càng có nhiều trí thức giỏi thì trường càng nâng tầm. Giữ cây với đất với rừng, giữ trí thức giỏi với lớp với trường, chắc hẳn sứ mệnh, tầm nhìn và những giá trị cốt lõi của trường sẽ ngày càng tỏa sáng.
Mong sao chúng ta, ai cũng chịu khó vun bồi mười năm để hưởng thành quả lao động của mình. Những lợi ích dành về cho bản thân luôn đồng hành với lợi ích lớn hơn của cộng đồng và xã hội. Đất nước sẽ phát triển hội nhập, quê hương sẽ tươi đẹp vẹn tròn, nếu tất cả chúng ta luôn ý thức tự vươn lên bằng bàn tay và khối óc, bằng quản lý thu nhập và chi tiêu, bằng khả năng tạo tác giá trị mới thay vì tài nguyên có sẵn. Tất cả những điều đó đều trông cậy vào giáo dục.
Tự dưng bây giờ, tôi chỉ muốn đứng lặng nhìn cây cối trong sân trường đang lớn lên, cắm rễ thật chặt, bừng nở sắc hoa, tỏa bóng ngát hương, giữ nước giữ phân cho mảnh đất này. Chắc chắn không phải chỉ vì lợi ích mười năm, mà còn vì lợi ích trăm năm nữa...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo