Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Di tích Ba Đình được xây dựng vào thời đại nào?

Di tích Ba Đình được xây dựng vào thởi đại nào?
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
262
0
1
Anh Đỗ
15/10/2019 20:33:11
Đến tham quan ngôi nhà sàn Bác Hồ tại Khu di tích Phủ Chủ tịch, chúng ta đều thấy ngay ở vườn trước nhà sàn có hai cây dừa cao, xanh tốt, sai quả, trồng đối xứng nhau được gọi là hai cây dừa miền Nam. Hai cây dừa này được lấy từ công viên Thống Nhất về trồng tại đây năm 1958, sau khi Bác Hồ chuyển sang nhà sàn ở và làm việc. Dừa là hình ảnh của miền Nam thân thương, vì thế hàng ngày Bác Hồ thường trực tiếp chăm sóc cho hai cây dừa, theo dõi sự phát triển đều đặn của từng cây.
Cũng như đối với cây vú sữa miền Nam trồng ở phía sau nhà sàn, mỗi khi mùa đông đến, Bác Hồ luôn nhắc các đồng chí phục vụ chống rét cho hai cây dừa khi cây còn non. Khi một cây bị sâu bệnh, Bác hướng dẫn cụ thể cho các đồng chí phục vụ cách chữa trị cho cây. Được chăm sóc tốt hai cây dừa đều sai quả. Cứ đến mùa, Bác nhắc anh em phục vụ hái dừa chia cho mọi người. Người còn truyền cho anh em kinh nghiệm dân gian: lấy muối bọc vào giấy bản rồi đặt vào phần ngọn cây trước lúc dừa trổ hoa để cây ra nhiều trái hơn.
Cây dừa vốn là hình ảnh đặc trưng của miền Nam. Trong thời gian bệnh nặng, Bác vẫn hướng về Nam với nỗi nhớ da diết. Trước giờ phút lâm chung, khi đang nằm trên giường bệnh, một lần tỉnh dậy Bác Hồ nói muốn uống nước dừa. Hiểu rõ tình cảm của Bác với miền Nam, anh em phục vụ đã hái dừa trên hai cây dừa trồng trước nhà sàn, lấy nước dâng Bác. Người đã nhấp một chút nước dừa miền Nam như muốn mang về cõi vĩnh hằng hình ảnh của miền Nam yêu dấu. Sau khi Bác mất, nhà thơ Tố Hữu vào thăm lại nhà sàn, nhìn hai cây dừa càng nhớ Bác, ông đã viết mấy vần thơ:
Dừa ơi cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn chăm tay tưới ướt bồn...

Cây dừa hai mầm:
Vào năm 1962, nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ về thăm tỉnh Phú Thọ. Sau khi dự mít tinh, Bác rời thị xã Phú Thọ đến thăm hợp tác xã Nam Tiến và Nhà máy Su-pe phốt phát Lâm Thao. Đúng 8h30 phút, Bác cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh và huyện Lâm Thao về đến xã Nam Tiến (sau là xã Cao Mại) và đi thăm Nam Tiến - điển hình tiên tiến về năng suất lúa cao sản của tỉnh. Bác đi thẳng vào sân trụ sở hợp tác xã để gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, xã viên đang đón chờ Người. Đi đến chỗ các cháu thiếu niên, thấy các cháu khỏe mạnh, Bác vui và khen ngợi sự quan tâm đến thế hệ trẻ của lãnh đạo tỉnh Phú Thọ. Sân hợp tác xã đông dần lên, từ 500 người lên đến cả ngàn xã viên. Quây quần với bà con trên vuông sân nhỏ, Bác hỏi thăm tình hình sức khỏe các cụ già, sức khỏe và ngày công của chị em phụ nữ, rồi Bác nhắc đến một số công tác của hợp tác xã, căn dặn bà con phải đoàn kết xây dựng hợp tác xã, đoàn kết với công nhân các nhà máy để phát triển sản xuất và cải thiện đời sống. Dù thời gian eo hẹp nhưng Bác vẫn tranh thủ vào thăm một số gia đình xã viên như nhà anh Tường, ông Ý, ông Thỉnh… Trước khi Bác ra về, bà con xã viên Nam Tiến người mang dừa, người đem bí ngô đến biếu, Bác vui vẻ nhận, cảm ơn và tặng lại bà con. Cuối năm 1962, hợp tác xã Nam Tiến ươm được cây dừa có hai mầm, bà con nhân dân xã Nam Tiến cử người gánh xuống Hà Nội biếu Bác Hồ.
Khoảng tháng 12 năm 1962, quả dừa hai mầm này được trồng trong khu vườn gần bờ ao cá đối diện với nhà sàn tạo thành cây dừa đôi lạ mắt. Bác Hồ gợi ý trồng cây dừa hai mầm độc đáo này gần đường đi lại để mọi người đều được xem. Hiện nay hai mầm đã mọc thành hai cây cao bằng nhau là 10 m, chu vi gốc 1,95m và vẫn cho quả sai, đều.
Cùng với mỗi loài cây trong vườn Bác, cây dừa hai mầm đã gắn liền với cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian Người sống và làm việc trong Khu Phủ Chủ tịch. Nó không chỉ mang một ý nghĩa cao đẹp, sâu xa và những bài học quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình yêu thiên nhiên, thương yêu con người mà nó còn thể hiện tình cảm, sự quan tâm của Bác dành cho nhân dân các địa phương cũng như tình cảm chân thành, sâu sắc của nhân dân các địa phương trong cả nước dành cho Bác Hồ kính yêu. Để bảo tồn cây dừa hai mầm quý này, ngày 19 tháng 8 năm 2016, nhân dân xã Nam Tiến ươm được cây dừa hai mầm đã tặng cho Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch và trồng ngay cạnh cây dừa hai mầm trước đây.
Hai cây dừa Indonesia:
Tháng 2 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thăm hữu nghị nước Cộng hoà Indonesia. Trong chuyến thăm này nhân dân Indonesia đã biếu Bác Hồ hai cây dừa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh mang hai cây dừa mà nhân dân Indonesia biếu cho trồng hai bên bến ao cá trước nhà sàn gỗ, cách hai cây dừa miền Nam bên trong đường ra cầu ao 9,2m. Từ ngày trồng dừa được chăm sóc tốt, cây phát triển nhanh, ra hoa kết quả.
Hiện nay Khu di tích Phủ tịch vẫn đang thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn, gìn giữ vườn cây, nhất là việc bảo tồn những cây xanh mà nhân dân các nước biểu Chủ tịch Hồ Chí Minh được Người mang về trồng trong khu Phủ Chủ tịch. Vì vậy những đoàn khách quốc tế đến thăm nơi ở và làm việc của Người tại khu Phủ Chủ tịch nhất là những đoàn khách Indonesia cảm thấy vinh dự và xúc động, cho thấy tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho nhân dân, đất nước Indonesia. Ngày 4/3/2014, Ông Sidarto Danusubroto dẫn đầu đoàn đại biểu Hội đồng Hiệp thương Nhân dân Indonesia đã vào thăm nơi ở và làm việc của Người tại Khu di tích Phủ Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng Hiệp thương Nhân dân Indonesia Sidarto Danusubroto đã vô cùng kính phục trước tấm gương sáng về cuộc đời giản dị, sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và đặc biệt Chủ tịch rất xúc động khi được nghe giới thiệu về hai cây dừa nhân dân Indonesia đã biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh mà hiện vẫn đang phát xanh tốt trước ngôi nhà sàn của Người . Bày tỏ sự kính trọng và tình cảm của mình, Ông Sidarto Danusubroto phát biểu: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người anh hùng, là một nhà lãnh đạo của nhân dân Việt Nam. Sự giản dị của Người, sự chân thành của Người và tấm gương của Người đã động viên tất cả chúng ta”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
NGUYỄN THANH THỦY ...
15/10/2019 21:28:51
Trước đây, nơi đây là một khu vực này nằm trong phạm vi Hoàng thành Thăng Long. Thời Gia Long, năm 1808, Hoàng Thành bị phá dỡ để xây lại một ngôi thành mới nhỏ hơn nhiều để làm trị sở cho Bắc Thành. Khu vực Quảng trường Ba Đình ngày nay tương ứng với khu cửa Tây của ngôi thành mới, được Minh Mạng đổi tên thành thành Hà Nội vào năm 1831. Khu vực này bấy giờ có một gò đất cao được gọi là Lê Hữu Thanh, Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Thu đã cùng một số quan lại bỏ tiền xây một ngôi nhà ngói trên núi Khán, gọi là Khán Sơn đình làm chỗ hội họp các văn nhân. Vì vậy, có thời kỳ nơi đây thường xuyên có sinh hoạt văn hóa của nhân sĩ Bắc Hà.
Sau khi kiểm soát được toàn bộ Đông Dương, năm 1894, quân Pháp cho phá dỡ toàn bộ thành, chỉ giữ lại cửa Bắc để làm chứng tích. Khu vực này được các kiến trúc sư Pháp quy hoạch để xây dựng trung tâm hành chính của Liên bang Đông Dương. Núi Khán bị san bằng. Một vườn hoa nhỏ được xây dựng tại khu vực này, tạo thành một quảng trường rộng lớn được đặt tên là Vườn hoa Pugininer (Le parc Pugininer). Vườn hoa được giới hạn bởi các con đường Avenue de la République,[2] Avenue Brière de l'Isle[3] Rue Elie Groleau,[4] và Avenue Puginier.[5]
Một vòng xoay nhỏ được xây dựng gần đó cũng được đặt tên là Vòng xoay Pugininer (Rond-point Pugininer). Do hình dáng đặc biệt của vòng xoay mà người dân Hà Nội xưa còn gọi vườn hoa Pugininer là Quảng trường Tròn.
Tại khu vực gần Quảng trường Tròn, Phủ Toàn quyền được khởi công xây dựng vào năm 1901. Năm 1914, trường sở của Lycée Paul Bert được xây dựng tại vị trí núi Khán trước kia, ngay cạnh Vườn hoa Pugininer.
Để độc chiếm quyền kiểm soát Đông Dương, ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Nhằm lôi kéo sự ủng hộ của người Việt, quân đội Nhật tuyên bố công nhận độc lập cho Việt Nam. Một chính phủ của người Việt do quân đội Nhật hậu thuẫn được thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1945, do Trần Trọng Kim làm Thủ tướng đại diện Đế quốc Việt Nam. Bác sĩ Trần Văn Lai được cử làm Đốc lý Hà Nội (Thị trưởng). Vốn là một trí thức có tinh thần dân tộc, ngay sau khi nhận chức, ông đã quyết định đổi một loạt tên đường phố từ tiếng Pháp sang tiếng Việt lấy theo tên của các vị anh hùng Việt Nam như: Phố Garnier thành phố Đinh Tiên Hoàng, phố Boulevard Carnot thành phố Phan Đình Phùng... Vườn hoa Pugininer trước Phủ Toàn quyền được ông đổi tên thành Vườn hoa Ba Đình để kỷ niệm vùng Ba Đình ở huyện Nga Sơn, Thanh Hoá, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×