Nếu ở dòng văn học trung đại ta bắt gặp cảm xúc dâng trào trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời mùa xuân của đại thi hào Nguyễn Du:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vào bông hoa”
thì với dòng thơ hiện đại,nối tiếp mạch cảm xúc ấy đến với một hồn thơ sắp kề cận cát bụi- Thanh Hải nhưng tình yêu thiên nhiên đất trời vẫn luôn mãnh liệt,luôn dâng trào qua khổ thơ mở đầu bài thơ “Mùa xuần nho nhỏ” viết tháng 11 năm 1980:
“ Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời ”
Thân bài:
-Khổ thơ đẹp như một bức tranh với âm thanh,màu sắc,với sức xuân hài hòa,sống động:
+Từ “mọc” được đặt ở đầu câu với lối đảo ngữ tạo nên sự khỏe khoắn,tạo nên sức sống tiềm ẩn,tạo nên sự vươn lên trỗi dậy.Giữa dòng sông rộng lớn ,không gian mênh mông,chỉ một bông hoa thôi,một bông hoa tím biếc cũng làm nên sức xuân,cũng làm nên ánh xuân lung linh sắc màu.
+Bức tranh xuân được tô điểm với gam màu thật hài hòa,dịu nhẹ,tươi tắn: màu xanh lam của nước sông Hương hài hòa cùng màu tím biếc của hoa,một màu tím thật giản dị,thủy chung mà cũng thật mộng mơ,quyến rũ. Đó cũng chính là màu đặc trưng của xứ Huế.
+Âm thanh: Đâu đó tiếng chim chiền chiện hót vang trời.Với những thán từ ”gọi”,”ơi”,”chi” mang chất giọng ngọt ngào,đáng yêu và đậm chất xứ Huế mang nhiều màu sắc thái cảm xúc như một lời trách yêu. Khung cảnh mùa xuân có không gian cao rộng,màu sắc tươi thắm,âm thanh vang vọng.Âm thanh vang vọng,hót vang trời,một không gian bay bổng,đằm thắm,dịu dàng.Mùa xuân trong thơ Thanh Hải chẳng có mai vàng,đào thắm cũng chẳng có muôn sắc màu rực rỡ nhưng sao mà tất cả rộ lên sắc màu những âm thanh đều đang ở độ tràn đầy nhựa sống.
+Cảm xúc trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên đất trời sao mà say sưa, ngây ngất, xốn xang đến thế.
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Giọt long lanh phải chăng là giọt sương,giọt mưa,giọt nắng,giọt mùa xuân hay giọt của âm thanh, giọt của hạnh phúc. Tiếng chim chiền chiện hót vang trời nhưng không tan biến vào không trung mà ngưng đọng lại thành từng giọt âm thanh như những giọt lưu ly trong vắt long lanh, chói ngời .Với bút pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác đến thị giác và xúc giác”hứng” đó là sự trân trọng vẻ đẹp của thi nhân đối với vẻ đẹp của sự sống ,của đất trời,của chim đó cũng là sự đồng cảm của thi nhân trước thiên nhiên,cuộc đời.
Kết bài:
Nêu cảm nhận chung của em về khổ thơ.