Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

"Tiên học lễ,hậu học văn" đó là điều đầu tiên mỗi người học được ngay từ khi bước vào lớp 1

"Tiên học lễ,hậu học văn" đó là điều đầu tiên mỗi người học được ngay từ khi bước vào lớp 1. Nhưng lớp lên, rất nhiều người lãng quên điều đó để rồi có những hành vi ứng sử thiếu văn hóa với thầy cô bạn bè ngay trong môi trường giáo dục.
 ngày nay đi giữa sân trường rất hiếm gặp cảnh tượng 1 học sinh cúi đầu kính cẩn chào thầy cô giáo. Ngay cả khi thầy cô bước vào lớp cũng có những bạn uể oải " nhấp nhổm" nửa đúng nửa ngồi nếu thầy cô vào "dễ tính" thì sẵn sàng vừa ngồi vừa chào. Trong khi thầy cô đang giảng bài thì 1 số bạn sinh viên "hồn nhiên" ăn sáng.
viết 1 bài văn suy nghĩ về những hành vi ứng xử thiêua văn hóa được gợi ra từ văn bản trên
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.335
3
1
NGUYỄN THANH THỦY ...
17/10/2019 20:14:03
Văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân là cơ sở đánh giá cả về học vấn lẫn ý thức. Từ xưa đến nay, kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam có không ít những câu chuyện, những lời hát, lời ca ý nghĩa ẩn chứa bài học ứng xử lễ nghĩa chuẩn mực. Cho đến ngày nay, văn hóa ứng xử vẫn luôn là vấn đề nổi cộm trong xã hội, đặc biệt là đối tượng giới trẻ, tương lai và bộ mặt của đất nước.
Ứng xử được định nghĩa là sự giao tiếp cả về lời nói và cử chỉ của con người khi gặp các tình huống xã hội. Mỗi người sẽ có một thái độ, hành vi khác nhau khi bị đặt vào trong cùng một trường hợp bị tác động, tùy thuộc vào tính cách và học thức của người đó. Cách ứng xử chính là tấm gương phản chiếu thẳng thắn nhất bản chất của mỗi người, cách bạn nói năng, hành xử với những người xung quanh quyết định bạn là ai, bạn đáng giá bao nhiêu.
Trên thực tế, hành vi ứng xử của các bạn trẻ trong xã hội ngày nay là sự giao thoa nhuần nhuyễn giữa đông và tây, giữa cái mới và cái cổ điển. Với sự bùng nổ của thiết bị công nghệ, các bạn có cơ hội được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa mới, từ đó hình thành cung cách ứng xử tiến bộ, hợp thời. Không còn những hủ tục như trọng nam khinh nữ, đạo tam tòng như thế hệ cũ, các bạn trẻ thể hiện sự tôn trọng với phái yếu bằng những hành động "ga - lăng" như luôn nhường phụ nữ đi trước, mở cửa, kéo ghế cho các bạn gái, nói năng vừa đủ nghe, lịch thiệp,... Ngoài ra, được bồi bổ kiến thức đa chiều, văn hóa ứng xử của các bạn trẻ cũng được nâng tầm, từ đó tác động đến những lối suy nghĩ còn lạc hậu, không theo kịp thời đại nhằm từng bước thay đổi, loại trừ.
Văn hóa ứng xử của các bạn trẻ được xét trên các khía cạnh như cách đối xử với ông bà, cha mẹ, người thân, đối xử với mọi người xung quanh và đối xử với chinh bản thân mình. Hầu hết giới trẻ đều được giáo dục từ nhỏ về bài học lễ nghi, chào hỏi người lớn tuổi nên dù có hội nhập, những đức tính tốt đẹp ấy vẫn được bảo tồn và phát huy. Con cái vẫn kính trên nhường dưới, đặt chữ hiếu lên đầu, biết lo lắng và suy nghĩ cho cha mẹ, ông bà. Ra ngoài xã hội, các bạn dần có nếp sống văn minh hơn như biết xếp hàng đợi đến lượt, nói lời cảm ơn khi nhận lại tiền thừa từ người bán hàng,... Ngay với những vấn đề cá nhân như tình yêu, giới trẻ cũng biết cách ăn nói sao cho hấp dẫn, biết đối xử vừa công bằng vừa hợp tình để duy trì mối quan hệ dài lâu. Các bạn trẻ cũng biết tôn trọng sở thích cá nhân, không có thói quen chê bai, dè bỉu, đánh giá một người khác biệt về phong cách ăn mặc. Như vậy, nhìn chung, văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày nay là điều đáng mừng đối với toàn thể công dân xã hội.
Mặt khác, hành vi ứng xử của giới trẻ cũng hoàn toàn có thể bị tác động tiêu cực vì mạng xã hội. Với nếp sống nhanh, sống gấp, một số bạn trẻ tự cho rằng bản thân mình là cái rốn của vũ trụ, sinh ra thói tự kiêu, tự cao tự đại, chỉ cần bản thân mình mong muốn thì mọi người phải làm theo ý mình. Lối suy nghĩ này rất dễ dẫn đến cách ăn nói xấc xược, hỗn láo khi cha mẹ không ủng hộ ý kiến, ngoài xã hội thì sẵn sàng phản bác, thậm chí gây gổ, dùng đến bạo lực nếu như bị làm phật ý. Thường những đối tượng này sẽ sống cô lập, xa lánh xã hội và ngày càng trở nên tiêu cực. Họ dễ rơi vào tình trạng trầm cảm do thiếu hụt kĩ năng giao tiếp cũng như tính ái kỉ khiến họ có cái nhìn nông nổi, hạn hẹp. Không những vậy, hành vi ứng xử thô lỗ, cục cằn của những bạn trẻ như vậy dễ gây ảnh hưởng tới trật tự an ninh công cộng và những người xung quanh. Đơn cử như việc tổ chức đua xe trái phép của những chàng thanh niên mới lớn, thích thể hiện bản lĩnh cái tôi dũng cảm. Hậu quả không những nguy hiểm đến tính mạng, bị phạt hành chính mà còn gây mất trật tự, ảnh hưởng đến khu dân cư.
Trong thời gian gần đây, nổi cộm lên giữa những câu chuyện thường nhật của người dân, cái tên Khá Bảnh được nhắc tới rất thường xuyên. Khá Bảnh, tên thật là Ngô Bá Khá, là một giang hồ mới nổi ngụ tại Bắc Ninh. Anh chàng này nổi tiếng với những hành động rất nực cười như điệu "múa quạt" và cách ăn mặc lố lăng, nhưng lại được rất nhiều các bạn trẻ mến mộ không rõ vì lý do gì. Kênh mạng xã hội của Khá Bảnh nhận được nhiều lượt theo dõi, chủ yếu là các bạn trẻ và các em học sinh độ tuổi Trung học phổ thông. Hành vi đậm chất giang hồ, đâm chém, cờ bạc, ma túy,... của hắn ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và định hướng của các em nhỏ và giới trẻ. Tuy nhiên đến tận mới đây, Bảnh mới bị lực lượng chức năng bắt giữ vì hành vi tổ chức cờ bạc chuyên nghiệp của mình. Thử hỏi xem, trước khi bị bắt, đã có bao nhiêu em nhỏ bị đầu độc bởi những trò kệch cỡm, những hành vi mang tính tha hóa của hắn
Suy đồi hành vi còn thể hiện ở lối sống buông thả, sống nay không biết ngày mai. Bị ảnh hưởng bởi phong cách sống phương Tây, các bạn trẻ cho rằng sống để hưởng thụ, để làm những điều mình thích. Giới trẻ không ngại ngần phá vỡ các quy chuẩn văn hóa dân tộc như kính trên nhường dưới, coi nhẹ chuẩn mực đạo đức xã hội, ma túy, mại dâm,... Thậm chí, việc sống thử trước hôn nhân cũng được các bạn trẻ hào hứng đón nhận, coi đó là hành động hợp mốt, hợp thời, gây ra những hậu quả đáng tiếc như có thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai. Với những nước đã phát triển, giới trẻ thường được giáo dục cách bảo vệ bản thân ngay từ khi còn nhỏ thì tại Việt Nam, việc áp dụng một cách nửa vời vô hình dung gây ra những hậu họa đáng tiếc cho chính bản thân giới trẻ.
Nguyên nhân của của sự xuống dốc trong hành vi đạo đức là do lối sống cộng đồng, có xu hướng sao chép lẫn nhau của đại bộ phận các bạn trẻ. Là những công dân mới, các bạn luôn đặt vấn đề sành điệu, hợp mốt lên hàng đầu, ví dụ như nhìn thấy hình ảnh nhả khói thuốc từ những nam tài tử, giới trẻ thường học đòi và bắt chước với mong muốn trông cũng thật bảnh bao. Tiếp đó là do môi trường sống, môi trường giáo dục. Do công việc bận rộn, nhiều cha mẹ sẵn sàng để con cái phát triển một cách bản năng, thiếu đi định hướng ứng xử, hành vi khiến những đứa trẻ mất phương hướng, không biết thế nào là đúng sai, dẫn đến hậu quả khi lớn thường khó hòa nhập và giao tiếp với cộng đồng. Lý do quan trọng nhất vẫn là nằm ở bản thân ý thức của mỗi người. Con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những hành vi ứng xử xấu, kém văn minh, nếu không giữ vững lập trường và luôn tuân thủ các giới hạn ứng xử của bản thân thì rất dễ sa ngã.
Để khắc phục tình trạng tha hóa đạo đức, hành vi ứng xử văn hóa, nhà trường, gia đình và xã hội cần có sự phối hợp tác động về mọi mặt. Gia đình uốn nắn hành vi của con trẻ từ khi còn nhỏ, thường xuyên quan tâm, điều chỉnh cách ứng xử của con cái độ tuổi hình thành nhân cách. Nhà trường cần có hệ thống giáo dục bài bản, linh hoạt, vừa đáp ứng nhu cầu mở rộng văn hóa, vừa đảm bảo khuôn khổ chuẩn mực đạo đức. Với xã hội, cần có những chế tài xử phạt nghiêm minh trước những hành vi sai trái, đồng thời tuyên dương những hành động đẹp nhằm biểu dương và khích lệ các bạn trẻ sống theo đúng đạo đức, truyền thống dân tộc.
Bản thân mỗi chúng ta chính là thế hệ trẻ, là tương lai, vận mệnh đất nước, chúng ta cần từng bước nâng cao nhận thức đúng đắn về cách ứng xử trong giao tiếp, hành động từ những điều nhỏ nhặt nhất. Cùng với sự chỉ dẫn và quan tâm từ nhà trường, gia đình, hãy hình thành những thói quen tốt đẹp, tích cực tham gia các phong trào bài trừ thói hư tật xấu, rèn luyện trở thành công dân tốt, có lối ứng xử tốt đẹp, lành mạnh. Có như vậy, đất nước mới có tiềm năng phát triển dựa trên nền tảng con người bền vững.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×