Cây lúa có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam, từ đồng bằng màu mỡ đến những vùng núi cao trập trùng, đâu đâu cũng thấy bóng dáng của lúa. Thử bóc một hạt lúa, ta sẽ thấy ngay hạt gạo trắng ngần bên trong. Những hạt gạo trắng trẻo, tinh khiết khiến ta liên tưởng tới hình ảnh những cô thôn nữ dịu dàng. Hình ảnh những cô thiếu nữ còn được dùng để chỉ lúa khi hãy còn xanh. Lúa đương thì con gái xanh mơn mởn, màu xanh tươi trẻ, màu xanh báo hiệu một vụ mùa bội thu. Trong những ngày ấy, nếu bạn có dịp đi qua ruộng lúa, bạn sẽ cảm nhận được hương vị ngọt ngào .rất đặc trưng của lúa, một mùi 'thơm thoang thoảng, không quá nồng nàn mà xiết bao gợi nhớ. vẻ dẹp, mùi thơm của lúa chỉ giản dị, mộc mạc như người dân quê. Có lẽ vì vậy mà cây lúa gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam.
Lúa gắn bó với người dân quê đất Việt cũng bởi lúa mang lại giá trị vật chất to lớn. Nước ta là đâ't nước nông nghiệp, mà nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu lại dựa vào cây lúa. Lua cung cấp lương thực cho người Việt Nam. Từ hạt gạo, ta có thể làm ra biết bao nhiêu món ăn ngon, bổ như cơm trắng, hay các loại bánh: bánh chưng, bánh giầy, bánh nếp, bánh tẻ, bánh phở... Những món ăn không nơi đâu có được, những món ăn mang dậm hương vị đồng dất quê nhà khiên những người con xa quê luôn bồi hồi nhớ về, khiến những vị du khách nước ngoài ăn một lần rồi nhớ mãi không quên. Ngày xưa, khi đất nước ta còn dưới ách ngoại xâm, được ăn một bát cơm trắng là niềm mơ ước của mỗi người. Còn ngày nay, không những đã tự cung cấp dủ ăn mà nước ta còn trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Với công nghệ hiện đại, giờ đây việc gặt lúa, tuốt lúa cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều. Các bác nông dân không còn phải vâ't vả nữa mà mỗi năm lại có thể trồng được những hai, ba vụ lúa thay vì một vụ như trước. Trong những ngày nông nhàn, những người nông dân có thể dùng rơm rạ bện chổi bán lấy tiền để tăng thu nhập. Rơm còn được dùng để ủ nấm làm thành món nấm rơm rất ngon lại bổ nên được các bà nội trợ Ưa thích. Chưa hết, rơm còn được dùng đê lợp mái nhà che nắng, che mưa. Đâu chỉ có thế, rơm còn được dùng làm thức ăn cho trâu bò, còn thóc để nấu cám cho lợn ăn. Ngoài ra, người nông dân còn tận dụng rơm làm thành những cái ổ rất êm ái cho gà ấp trứng. Vậy đấy, từ một cây lúa nhỏ bé mà đem lại cho ta biết bao lợi ích, ta phải biết ơn cây lúa nhiều lắm.
Như đã nói, lúa không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, mà nó còn đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống người Việt Nam. Từ ngàn xưa, cây lúa đã là một biểu trưng cho nền văn minh lúa nước. Sự tích Bánh chưng, bánh giầy từ thuở Hùng Vương dựng nước vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, nhà nhà lại sửa soạn làm hai món bánh thơm thảo dâng lên tổ tiên. Dù đó chỉ là món ăn đơn giản nhưng lại mang nặng lòng biết ơn, hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên mình. Ngày xuân thì có bánh chưng, bánh giầy, còn mùa thu với Tết Trung thu cũng không thể thiếu một món ăn làm từ lúa, đó chính là cốm - một thức quà của lúa non (Thạch Lam). Cốm được gói trong lá sen nên vừa mang hương thơm của lúa non vừa ướp đượm hương sen quê nhà, tạo nên một hương vị rất đặc trưng. Hơn thế nữa, cây lúa còn đi vào thơ văn, ca dao và cả trong tiếng hát của người dân Việt Nam. Trong những ngày hội mùa, cây lúa được đặc biệt tôn vinh, đây là cách để người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với lúa, bởi lúa đã đồng hành cùng người dân Việt Nam suốt bao thế kỉ qua.
Cây lúa đã đi vào lòng người Việt Nam như một phần không thể thiếu từ bao đời nay. Cây lúa đem lại những lợi ích kinh tế và cả những giá trị vô giá về tinh thần. Có thể coi lúa là biểu trưng cho tinh thần người Việt Nam không ngại khó, ngại khổ, bởi lúa có thể sinh trưởng tốt ởkhắp nơi, từ những miền đất trù phú tốt tươi đến cả miền đồi núi dất nghèo. Chính vì lúa gắn bó với người Việt Nam như vậy nên ta lại càng phải biết trân trọng, giữ gìn và tiếp tục phát huy nền văn minh lúa nước lâu đời.