Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Làm văn: Cảm nghĩ của em về thi sĩ Hồ Xuân Hương

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
251
0
0
Trúc Em
20/10/2019 18:47:13
Trong hệ thống những bài thơ mang chứa tâm sự của HỒ XUÂN HƯƠNG, "Tự Tình" là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn thầm thía của người yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng gặp những cảnh ngộ éo le, một con người luôn khao khát tình yêu nhưng gặp toàn dang dở bất hạnh. Đó là sự bất hạnh của một ước mơ ko thành
Sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió (nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX), HỒ XUÂN HƯƠNG là người chứng kiến và phần nào chịu ảnh hưởng của không khí sôi sục của phong trào quần chúng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Không khí ấy tác động đến tâm hồn vốn thông minh và giàu lòng trắc ẩn của bà. Bà uy nghiêm, thức tỉnh, trắc trở về đời mình, một cuộc đời đầy éo le, bạc phận, lấy chồng hai lần, hai lần làm lẻ và hai lần chồng đều chết sớm. Điều đó, với bà là những biểu hiện cụ thể, đầy nước mắt của nỗi đau "hồng nhan bạc phận". Mở đầu bài thơ Tự tình, tác giả gợi ra một khoảng thời gian, một góc xao xác tiếng gà. Đây là một thứ không gian, thời gian nghệ thuật được vận dụng làm cho sự thổ lộ tâm trạng tác giả:"canh khuya văng vẳng trống canh dồn". "Văng vẳng" chính là từ tượng thanh nhưng ở đây nó biểu thị tâm trạng, không khí, cái không khí buồn vắng lặng của một người thao thức giữa đêm khuya thanh vắng. Câu thứ hai nhức nhói một tâm sự
Hay nhất của câu thơ thứ hai là từ "trơ". Trơ là trơ trọi, cô đơn, lẻ loi. Nhà thơ cảm nhận nỗi buồn hồng nhan. Một nỗi buồn cá thể càng kinh khủng hơn khi cọ xát với toàn xã hội, toàn cuộc đời: "nước non". Một nỗi buồn đè nặng lên tâm sự bà, lên số phận của người phụ nữ. Không chịu đựng nổi, bà muốn chống lại, thoát khỏi. " Chénrượu hương đưa" là một phương tiện. không phải là phương tiện duy nhất mà hầu như là cuối cùng cho một đè nén quá mức. Thế nhưng, bi kịch vẫn cứ là bi kịch
uống rượu tiêu sầu, sầu vẫn sầu". Bất lực, câu thơ chyển sang một sự cám cành si tình. HỒ XUÂN HƯƠNG nói: "vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn". Trong quan điểm thẩm mỹ xưa, vầng trăng tượng trưng cho cuộc đời, tuổi tác của người phụ nữ. Câu "vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" vừa là hình ảnh đẹp, có thực nhưng đượm buồn. Cái buồn của một "vầng trăng khuyết". Đối với thơ xưa cảnh là tình, cảnh trăng khuyết man mác, gợi nhớ cuộc đời bà. Trong "mời trầu" bà đã ẩn ý như vậy Sang câu 5,6 tứ thơ như đột ngột chuyển biến. sự cụ thể trong miêu tả khiến việc tả cảnh trở nên thuần khuyết. Một cảnh thực hoàn toàn:
"xiêng ngang mặt đất rêu từng đám,đâm toạc chân mây đá mấy hòn Nghệ thuật đảo ngữ và đối tạo nên sự sinh động và cảnh đầy sức sống. Một sức sống của bà như vẫy đạp, cựa mình. Cảnh này chỉ có thể là cảnh của "bà chúa thơ Nôm" chứ không phải của ai khác. Rò ràng, dẫu đang rất buồn, rất cô đơn nhưng điều đó vẫn không làm suy giảm chất riêng của Hồ Xuân Hương. Bản lĩnh, sức sống mãnh liệt, sự khát khao với cuộc đời khiến cho lòng đầy cám cảnh bà vẫn nhìn cảnh vật với con mắt yêu đời, tha thiết, chứa chan sức sống. Đó là lý giải về những phản kháng, đối nghịch trong bản chất của bà, tạo nên những vần thơ châm biến đối lập. Vũ khí ấy hơn hẳn chén rượu "say rồi tỉnh". Đó lả phương tiên kỳ diệu nâng đỡ tâm hồn bà. Chỉ như thế mới có thể hiểu tâm trạng, tiếng thở dài của Hồ Xuân Hương, ở hai câu kết: "ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,mảnh tình san sẻ tí con con!" Yêu đời là thế, sức sống mãnh liệt là thế, mà cuộc đời riêng thì vẫn:"xuân đi xuân lại lại.", điệp từ chỉ cái vòng luẩn quẩn đáng ghét, vô vị của ngày tháng, cuộc đời. Điều này khiến bà không tránh khỏi một tiếng thở dài chua xót. Càng chua xót hơn khi giữa cái tuần hoàn thời gian ấy là một "mảnh tình" đang bị san đi, sẻ lại... chia xới. Đối với trái tim thiết tha với đời kia, điều đó như một vết thương, nhức nhối.
Người ta nói rằng thơ là tâm trạng, là một bức thông điệp thẩm mĩ. Đọc "tự tình", ta thấu hiểu tâm sự ẩn chứa bi kịch của Hồ Xuân Hương. Là một nhân cách luôn khát khao hạnh phúc, là một tâm hồn tràn đầy sức sống, yêu đời lại bắt gặp toàn những dang dở, bất hạnh, điều đó tạo nên thơ bà có khi là một tiếng thở dài. Một tiếng thở đáng quý của một người có hoài bão nhưng không thể thực hiện được, trách nhiệm là ở phía xã hội phong kiến, một xã hội mà hạnh phúc riêng đã đối lập gay gắt với cơ cấu chung, trong chiều hướng ấy, "tự tình" là một bà thơ đòi quyên hạnh phúc, một lời phản kháng độc đáo lại chứa chan tiếng nói bênh vực của người phụ nữ, tạo dc sự thấu hiểu , đồng cảm với cảnh ngộ éo le, trắc trở.<div id="eJOY__extension_root" unset;"="">

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Ngọc Ánh
20/10/2019 18:47:44
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.
Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu thơ tiếp theo:
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.
Ở câu thơ thứ ba:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.
Câu thơ cuối
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
0
0
Bé mèo cute^^
20/10/2019 18:48:14
Nhà thơ Xuân Diệu rất mê thơ Hồ Xuân Hương. Ông đã dành nhiều thời gian để thưởng thức, nghiên cứu thơ Xuân Hương và rất tâm đắc với cái biệt danh mà ông đặt cho nữ sĩ: Bà chúa thơ Nôm.
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du. Chế độ phong kiến ở giai đoạn suy tàn đã bộc lộ mặt trái đầy xấu xa, tiêu cực. Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước phản ánh thân phận đau khổ, phụ thuộc của người phụ nữ và ngợi ca phẩm chất cao quý của họ. Thân phận người phụ nữ lênh đênh, trôi nổi như mười hai bến nước vào thời phong kiến. Thương cảm cho thân phận đau thương của người phụ nữ, “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương đã sáng tác bài thơ “Bánh trôi nước”, một bài thơ em rất yêu thích. Chỉ bằng bốn câu thơ trữ tình chất chứa nhiều tâm tư, tình cảm sâu sắc, bài thơ đã lôi cuốn người đọc, người nghe bằng những vần điệu miêu tả một chiếc bánh dân gian thường dùng nhưng hàm ý lại xoay quanh vẻ đẹp thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam, được thể hiện sinh động
0
0
_Rin Rin_
20/10/2019 18:58:18
Tôi nhớ có nhà văn nói rằng: “đọc thơ Hồ Xuân Hương, thấy sức xuân trong đó!”. Âu là, xuân mới đang đến, viết cảm nhận về Hồ Xuân Hương, cũng là món quà xuân nho nhỏ gởi đến những người yêu thích Xuân Hương. Từ lâu, tôi đã thích mê Xuân Hương. Đúng ra là mê Xuân Hương qua những bài thơ của nàng. Những bài thơ Nôm của riêng Xuân Hương: “Rằng của Xuân Hương đã quệt rồi”. Những bài thơ Nôm có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Mãi đến ngày nay cũng không thể tìm thấy trên văn đàn những bài thơ mang phong cách Xuân Hương như thế. Rất nhiều người nhại giọng theo, nhưng không thể nào qua mặt được “Bà chúa thơ Nôm”. Tôi thích cái ỡm ờ, vừa rành rành vừa như không có gì, vừa là cái này vừa là cái khác trong thơ Xuân Hương. Tôi thích cái bộc tuệch tự nhiên như trời đất, cỏ cây khi mà chung quanh mọi người “thích lắm” nhưng vẫn cứ giấu giấu diếm diếm, ăn vụng một mình. Và tôi thích cái ngôn ngữ tuyệt vời rất riêng Xuân Hương. Xuân Hương là một người phụ nữ, một nhà thơ nữ phi thường trong thời đại những Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan ..., thời đại xiềng xích “Tam cương ngũ thường” “tam tòng tứ đức”. Thời đại mà Nguyễn Du với “Kiều” đã phải chịu nhiều tai tiếng khi nhà thơ chỉ mới tả “đại khái” những đường nét mỹ miều của Kiều:
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên
Thì đã phạm phải điều cấm kỵ lớn của khuôn vàng thước ngọc phong kiến. Bởi vì, theo quan niệm phong kiến, cơ thể người đàn bà là một cái gì đó “rất dơ”. Ai dám nói đến nó, đặc biệt là viết thành thơ, văn, sẽ bị xem là kẻ phàm phu, tục tằn, dâm đãng. Quan niệm một thời đó đã làm mất đi một nửa cái đẹp ở trần thế này trong nhận thức chủ quan của con người. Và Xuân Hương, như một tên lửa xuyên vũ trụ, đưa phi thuyền mang cái đẹp tự nhiên trời cho của cơ thể người đàn bà và cả cái đẹp của những thú vui thế tục vào quỹ đạo của cái đẹp vĩnh hằng. Cái dũng khí đáng nể của Xuân Hương là nàng dám vứt vào sọt rác những trói buộc vô lý của nhận thức, cảm thức phong kiến để giữ lại cho mình cặp mắt trong trẻo, “tự nhiên nhi nhiên” để nhìn cuộc đời, để đánh giá đúng cái đẹp với bản chất của nó và cái đẹp bản năng con người. Tả thiếu nữ, Xuân Hương viết:
Lược trúc chải cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên nước chửa thông ...
Trước cái đẹp lồ lộ trinh nguyên như thế, chỉ có gã đàn ông “không phải là đàn ông” (hoặc dân “gay”) mới liếc mắt một cái rồi đi thẳng mà không:
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở ở không xong
Xuân Hương đã bổ sung thêm một tố chất rất người cho con người quân tử, làm cho người quân tử ra dáng nam nhi hơn, thật hơn, đẹp hơn. Tôi thích sự “ỡm ờ rạch ròi” của Xuân Hương. Tôi dùng cụm từ này vì cảm thấy nó lột được ý của Xuân hương muốn nói trong nhiều bài thơ mà người ta hay cho là “tục”, là “dâm”. Xuân Hương nói rất nghiêm chỉnh, rất thẳng thắn, rất rõ ràng nhưng cũng lại không rõ ràng, nghiêm chỉnh một chút nào. Chính nó tạo ra một đường ranh thẩm mỹ có lực hút rất mạnh. Với trai gái “Đánh đu” thì:
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Đôi hàng chân ngọc duỗi song song ...
hoặc là “Vịnh cái quạt” thì:
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
hay khi “Dệt cửi” :
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,
Một suốt đâm ngang thích thích mau
Rồi nào là “Đèo Ba Dội”, “Động Hương Tích” ... cũng một phong cách như thế. Tại sao mọi người không thể thẳng thắn nhìn nhận được cái đẹp rất bản năng trong con người, như hành động tình dục; nhìn nhận được cái đẹp nhục thể của người đàn bà, cái mà đến “thiên tử” cũng không thoát ra được: “Chúa dấu vua yêu một cái này”. Tôi đồng tình với ý kiến của giáo sư Nguyễn Lộc, khi ông đánh giá, Xuân Hương là nhà thơ trần thế, nhà thơ của cuộc sống và ông tán thành quan điểm sống: “phải sống bằng cuộc sống trần tục và vui với những niềm vui trần tục”. Và như vậy, những hình ảnh đặc tả trong thơ Xuân Hương có làm cho ai đó hứng khởi trần tục thì âu cũng là sự hứng khởi trần tục đẹp đẽ mà thôi. Về mặt ngôn ngữ hình tượng, bên cạnh cách dùng những từ nói lái ưa thích của Xuân Hương, tuy khá độc đáo nhưng lại quá lộ liễu, kiểu như: “trái gió”, “lộn lèo”, ... tôi lại khoái nhiều hơn cách “mượn” ẩn dụ dân gian của nhà thơ. Hồi tôi còn học phổ thông, khi muốn tìm hiểu về nghĩa của những ẩn dụ này thì chỉ được thầy giáo trả lời là: “tục, tìm hiểu làm gì?”. Sau này, khi tiếp xúc với các “cụ” có “chút ít máu Xuân Hương”, đặc biệt là người tỉnh Bắc, thì tôi mới hiểu được rõ các ẩn dụ ấy. Tôi đọc lại các bài: “Sư bị ong châm”, “Vịnh quan thị” tôi càng “rợn người” cho cái tài ma quái của nhà thơ và càng kính nể Xuân Hương hơn.
Từ câu ca dân gian:
Bà cốt đánh trống long tong
Nhảy lên nhảy xuống con ong chích (...) đến thơ Xuân Huơng:
Đầu sư đâu phải gì bà cốt
Bá ngọ con ong bé cái nhầm.

(Sư bị ong châm) Từ câu hát:
Con gái mười bảy, mười ba
Đêm nằm với mẹ chuột tha mất
(...). đến thơ:
Rúc rích thây cha con chuột nhắt
(Vía quan thị) Và từ những thành ngữ:
- Ngồi lá vông, chổng mông lá trốc
- Đầu trở xuống, cuống trở lên

đến thơ Xuân Hương:
Đố ai biết đó vông hay trốc
Còn kẻ nào hay cuống với đầu

(Vịnh quan thị) Vì quan thị mất (...) rồi, đâu còn gì mà phân với biệt!
Tính cách nhà thơ thuờng được phản ánh trong những vần thơ, bài thơ đã viết. Tôi hình dung ra một Xuân Hương rất chân thật, nồng nàn, sống hồn nhiên, phơi ra những suy nghĩ, những tình cảm của mình như trẻ thơ. Yêu nói yêu, ghét nói ghét, kể cả yêu-ghét những gì cấm kỵ thời đó. Tôi chợt nhớ đến thầy giáo dạy văn Nguyễn An (tức nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên) đã chép cho tôi 40 năm về trước mấy câu thơ của một nhà thơ Việt Nam hiện đại rất tài hoa mà số phận truân chuyên:
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chìu
Cũng không nói yêu thành ghét ...
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu...
Hồ Xuân Hương bằng nghệ thuật thơ ca đã nói được (theo cách gọi của chủ nghĩa hiện thực là “phản ánh”) những cái “không thể” trong một thời đại chỉ cho phép nói những điều “có thể”, như Socrate phát biểu trong tác phẩm “Nghệ thuật thơ ca” của ông: “Cái không thể nhưng có vẻ thật đang thích hơn là cái có thể nhưng không đang tin” . Tôi nghĩ, các nhà thơ (nhà văn) hiện nay, trong những cái cần học tập Hồ Xuân Hương, cái quan trọng nhất chính là bản lĩnh nhà thơ, là thể hiện được trong tác phẩm của mình “cái không thể” trong muôn vàn cái “có thể” đã trở nên quen thuộc nhàm chán đến mức “lạm phát” như hiện nay. Riêng tôi, tôi xin được làm đệ tử hạng bét của sư phụ họ Hồ trên phương diện mà Socrate đã nói không khoan nhượng như trên.
Chính vì “cái không thể” đó, thơ Hồ Xuân Hương luôn được “đưa lên bàn mổ” qua các thời đại, khen có, chê có, cũng có vừa khen vừa chê… Trong giới nghiên cứu văn học hiện đại, đánh giá về Hồ Xuân Hương, có tác giả, sau khi khen “những mặt tích cực” đã nói về “những mặt tiêu cực” và đã nêu nguyên nhân những thiếu sót của Xuân Hương qua các bài thơ:“ Chính vì Xuân Hương chưa cảm, chưa thấy được đầy đủ sức mạnh của nhân dân, chưa gắn liền cái đấu tranh của mình trong cái đấu tranh chung của lực lượng vĩ đại đó ...” “Như chúng ta thấy ở trên, Xuân Hương chưa phản ánh đầy đủ thời đại của mình”. “phải chăng điều đó là do điều kiện sinh hoạt của Xuân Hương thuộc vào tầng lớp tiểu tư hữu ở thành thị?
Tôi nghĩ, có xúc phạm đến Xuân Hương không, khi chúng ta “bắt buộc” Xuân Hương phải “phản ánh được hơi thở của thời đại mình”?
Thôi Hộ đời Đường kia có phản ánh được hơi thở thời đại mình sống không khi để lại bài thơ “Đề Đô thành Nam trang” bất tử? Hay như Thôi Hiệu cùng với bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” nổi tiếng nghìn xưa… Các ông đã xuất thân ra sao, có đứng về phía “lực lượng vĩ đại” nào không?
Tôi nghĩ rằng cái vĩ đại nhất của các ông và của các nhà thơ muôn thuở, chính là đã đứng về phía “cái đẹp vĩ đại”. Cái đẹp vĩ đại đó chính là thi ca! Tôi xin phép được kết thúc bài viết này với suy nghĩ: Hồ Xuân Hương có cần đến những chuẩn mực mà các nhà nghiên cứu văn học “nhà nước” đề ra kia (phản ảnh hơi thở thời đại) để trở nên nữ sĩ phi thường với những bài thơ bất tử, mà cho đến nhiều trăm năm sau, đọc lại những bài thơ Nôm của nữ sĩ họ Hồ, người đời sau vẫn cảm nhận được sự rạo rực đầy sức xuân trong đó.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×