LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho biết cơ chế tự nhân đôi của đoạn mạch

Cho biết cơ chế tự nhân đôi của đoạn mạch
2 trả lời
Hỏi chi tiết
235
1
0
Sự khởi đầu sao chép :
- Enzim Gyraza bám vào khởi điểm sao chép tiến hành tháo xoắn.
- Enzim Helicaza cắt đứt các liên kết hiđrô, tách 2 mạch đơn của ADN
- Prôtêin SSB bám vào hai mạch đơn.
- Sự hình thành phức hệ tạo ARN mồi ( primosome):
Enzim ADN primase tổng hợp đoạn ARN mồi ở đầu 5 của mỗi đoạn ADN mới được tổng hợp cũng như đầu 5 ở mỗi doạn Okazaki.
- Tổng hợp mạch ADN dẫn đầu ( mạch được tổng hợp liên tục - trên mạch gốc 3 -> 5 theo chiều tháo xoắn) :
- Chiều mạch mới đang được tổng hợp ( 5-> 3 ) thuận chiều với hoạt động của ADN polymerase nên chỉ cần 1 đoạn ARN mồi duy nhất.
- ADN pol III sẽ gắn vào vị trí đoạn mồi này và xúc tác phản ứng kéo dài chuỗi ( bằng việc lắp ráp các nu vào đầu 3 theo NTBS ) cho đến khi kết thúc mạch ADN làm khuôn.
- Tổng hợp mạch ADN theo sau ( mạch được tổng hợp gián đoạn - trên mạch gốc 5 - 3 theo chiều tháo xoắn ):
- Các đoạn mồi được tổng hợp và mạch mới được kéo dài theo chiều 5 -> 3, ngược chiều tháo xoắn hình thành nên các đoạn mạch ngắn từ 1000 - 2000 nu (đoạn Okazaki)
- Khi tích luỹ được nhiều đoạn Okazaki ( có ít nhất 2 đoạn Okazaki ) E. ADN pol I hoạt động : loại bỏ ARN mồi và bổ sung nu vào đầu 3 của một đoạn Okazaki.
- E. ADN ligaze sử dụng NAD+ để xúc tác phản ứng hình thành liên kết photphodieste giữa hai đoạn Okazaki liền kề.
QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN Ở SV NHÂN THỰC
Giống với quá trình nhân đôi của ADN ở SV nhân sơ ở nguyên lý hoá sinh và sinh học phân tử.
Khác nhau chủ yếu do tổ chức hệ gen của SV nhân thực phức tạp hơn và ADN phân bố trên nhiều NST khác nhau.
Một số điểm khác biệt cơ bản giữa quá trình sao chép ADN
ở SV nhân thực và SV nhân sơ
Đặc điểm
SV nhân sơ
SV nhân thực
Chiều dài các đoạn ARN mồi và các đoạn Okazaki
Dài hơn
Ngắn hơn
Thời gian sao chép
Ngắn ( VD : E. coli là khoảng 40)
Dài hơn
( thường 6 – 8 giờ)
Số điểm khởi đầu sao chép
1 điểm duy nhất
Nhiều điểm ( VD: Ở người có khoảng 20000 – 30000 điểm khởi đầu sao chép trong toàn hệ gen)
Tốc độ sao chép
850 nu / giây
60 – 90 nu/giây
Số loại enzim ADNpolimerase
Ít ( VD: E.coli
5 loại : ADN pol I, II, III, IV, V)
Nhiều ( VD : ở người có ít nhất
15 loại)
Quá trình sao chép ADN
Diễn ra liên tục và đồng thời với quá trình phiên mã và dịch mã
Diễn ra ở giai đoạn S của chu trình tế bào , diễn ra trong nhân tế bào trong khi đó quá trình dịch mã diễn ra trong tế bào chất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
An ❥~Hạ
22/10/2019 05:26:01
Quá trình nhân đôi ADN là gì?
Trong sinh học phân tử, quá trình nhân đôi DNA hay tổng hợp DNA là một cơ chế sao chép các phân tử DNA xoắn kép trước mỗi lần phân bào. Kết quả của quá trình này là tạo ra hai phân tử DNA gần như giống nhau hoàn toàn, chỉ sai khác với tần số rất thấp.
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu? – Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở trong nhân tế bào, ti thể, lục lạp hay ở tế bào chất (plasmit của vi khuẩn).
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở nhân tế bào, ti thể, lục lạp hay ở tế bào chất
Thời gian xảy ra – Xảy ra ở pha S của kì trung gian. Khi đó các nhiễm sắc thể ở trạng thái duỗi xoắn cực đại.
Diễn biến quá trình nhân đôi ADN Quá trình nhân đôi ADN trải qua 3 bước:
Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN – Nhờ các Enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN tách dần. (Chạc chữ Y)
Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới – Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn mẫu (nguyên tắc khuôn mẫu) tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
– Trên mạch khuôn 3’-5’ mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5’-3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng (đoạn Okazaki), sau nói lại nhờ Enzim nối.
Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành – Giống nhau, giống ADN mẹ.
– Mỗi ADN con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn).
Kết luận Quá trình nhân đôi ADN dựa trên 2 nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn đảm bảo từ 1 ADN ban đầu sau 1 lần nhân đôi tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư