Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ếch ngồi đáy giếng: Theo em đâu là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch? Nếu thay đổi môi trường em sẽ làm gì? Nghệ thuật chuyện ếch ngồi đáy giếng?

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Theo em đâu là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch
Nếu thay đổi môi trường em sẽ làm gì
Nghệ thuật chuyện ếch ngồi đáy giếng
Nội dung ếch ngồi đáy giếng
Ý nghĩa chuyện ếch ngồi đáy giếng
Giải thích thành ngữ ếch ngồi đáy giếng

THẦY BÓI XEM VOI
Giải thích thành ngữ thầy bói xem voi
Tìm câu nói người ta chê giễu thầy bói
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để đặt tả hình thù con voi của 5 ông thầy bói
Nhận xét về bố cục thầy bói xem voi
5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.692
1
1
Kẻ Ẩn Danh
22/10/2019 18:30:03
THEO EM NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CÁI CHẾT CỦA ẾCH LÀ: DO ẾCH CHỦ QUAN VÀ KIÊU NGẠO, KHÔNG THÈM ĐỂ Ý XUNG QUANH.
NẾU LÀ ẾCH EM SẼ KO CHỦ QUAN VÀ KIÊU NGẠO NHÌN XUNG QUANH CÓ NHỮNG GÌ.
→ Ý nghĩa: Phê phán kẻ kiêu ngạo, huênh hoang. Khuyên bảo, nhắc nhở con người luôn cần mở rộng hiểu biết với thế giới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Kẻ Ẩn Danh
22/10/2019 18:33:16
Thầy bói xem voi” là một thành ngữ cực kỳ quen thuộc, đi vào lối sống, lời ăn tiếng nói của nhân dân. Nó xuất phát từ truyện ngụ ngôn cùng tên. Truyện kể về năm ông thầy bói cùng bị khiếm thị, mỗi người sờ một bộ phận của con voi rồi đưa ra kết luận hết sức buồn cười. Cuối cùng không ai chịu ai, dẫn đến đánh nhau toác đầu chảy máu. Bởi vậy thành ngữ này muốn ám chỉ và phê phán những người có cái nhìn chủ quan, phiến diện bảo thủ. Đó là những người không chịu xem xét kỹ lưỡng vấn đề mà vội vàng đưa ra kết luận sai lầm. Sờ một cái vòi, một cái đuôi hay một cái tai không thể đánh giá về tổng thể con voi to lớn như nào, hình dáng ra sao. Tương tự vậy một vụ tranh cãi, vị thẩm phán không thể chỉ nghe mỗi bên vị kiểm sát hay chỉ nghe bên luật sư để kết tội. Từ đó, câu thành ngữ nhắc nhở mỗi người luôn phải biết nhìn bao quát, toàn cảnh trên nhiều phương diện tựa như một khối vuông rubik có rất nhiều mặt, mỗi lần xoay vần lại thấy một diện mạo khác. “Cuộc sống đa sự, con người đa đoan”, Nguyễn Minh Châu từng nói. Đặc biệt trong việc đánh giá một người càng không thể hời hợt và chỉ theo quan điểm của mình. Một lời nói sai, một cái nhìn định kiến hoàn toàn có thể giết chết một con người. Câu thành ngữ còn là bài học về sự lắng nghe. Chúng ta không thể bảo thủ luôn cho rằng mình đúng mà phải biết lắng nghe, tiếp thu những quan điểm đúng đắn để nhìn nhận chính xác vấn đề và hoàn thiện mình hơn. Lắng nghe để tránh những hiểu lầm, mâu thuẫn không đáng có dẫn đến “đánh nhau toác đầu chảy máu” hay những hậu quả thương tâm khác. Mỗi người cũng cần có phương pháp nhận thức đúng đắn để trau dồi mình, phải không ngừng học hỏi, học nữa, học mÃI
2
0
Kẻ Ẩn Danh
22/10/2019 18:33:55
MÌNH KO BIẾT LÀ GIẢI ĐÚNG KO MONG LÀ BẠN CHO MÌNH DẤU + MÀU XANH
0
0
Bé mèo cute^^
22/10/2019 18:36:20
Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam truyện ngụ ngôn là một thể loại đặc sắc, đem lại cho người đọc những bài học, những lời khuyên nhủ bổ ích. “Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn có dung lượng ngắn, nhưng để lại cho người đọc bài học sâu sắc, khuyên nhủ con người không được chủ quan, kiêu ngạo phải không ngừng nỗ lực trau dồi bản thân.
Nhân vật chính của câu chuyện là một con ếch – một loài lưỡng cư có thể sống cả dưới nước và trên cạn. Trong văn bản, ếch được giới thiệu sống trong một cái giếng, bạn bè hàng xóm của nó chỉ là những con cua, ốc,… nhỏ bé. Bởi vậy nó trở thành con vật to lớn nhất ở đó, cùng với tiếng kêu ồm ộp vang xa khiến các con vật khác đều phải khiếp sợ. Mọi sự hiểu biết của ếch chỉ giới hạn trong khoảng không gian nhỏ hẹp, thế giới bên ngoài với ếch chỉ là chiếc miệng giếng bé bằng cái vung. Bởi vậy, bản thân ếch luôn tự cho mình là chúa tể.
Nhưng năm ấy trời mưa lớn, nước dâng cao đã đưa ếch ra khỏi miệng giếng nhỏ bé chật hẹp. Bản tính vốn là một kẻ kiêu ngạo, hiểu biết nông cạn, lại luôn tự cho mình là nhất nên khi đến một môi trường mới ếch ta vẫn chẳng đề phòng, suy xét tiếp tục giữ tính ngông cuồng như trước. Ếch đi lại nghênh ngang nên đã bị một con trâu đi ngang qua dẫm bẹp. Đó là cái chết thảm thương nhưng cũng hoàn toàn thích đáng cho những kẻ có tầm nhìn hạn hẹp nhưng lại luôn hợm hĩnh, huênh hoang.
Truyện Ếch ngồi đáy giếng là ngụ ngôn mượn chuyện loài vật để bóng gió, kín đáo nói về chuyện con người.
0
0
Kẻ Ẩn Danh
22/10/2019 20:15:40
Giá trị nghệ thuật BÀI ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG.
- Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi
- Mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người
- Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một cách tự nhiên
- Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư