Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn tả Gành Đá Đĩa

viết 1 đoạn văn tả gành đá đĩa
2 trả lời
Hỏi chi tiết
5.743
20
8
Anh Đỗ
24/10/2019 21:00:19
Nhắc đến du lịch Phú Yên, không ai không nhắc đến gành Đá Đĩa- địa điểm du lịch độc đáo với các trụ đá xếp dựng đứng như những chiếc đĩa vô cùng lạ mắt và có thể nói là có một không hai ở Việt Nam.
Gành Đá Đĩa thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 40km. Đá ở đây được dựng đứng theo từng cột, liền khít nhau, có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn, giống như những cái đĩa xếp chồng lên nhau nên mới có tên gọi là gành Đá Đĩa. Theo kết quả nghiên cứu địa chất, đá ở gành Đá Đĩa là loại đá bazan được hình thành do hoạt động của núi lửa cách nay khoảng gần 200 triệu năm. Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa gặp nước biển bất ngờ bị đông cứng lại, đồng thời xảy ra hiện tượng ứng lực gây nên sự rạn nứt toàn bộ khối nham thạch theo mạch dọc, xiên, ngang khiến những cột đá bị cắt thành nhiều khúc. Đá Dĩa có diện tích khoảng 2 km vuông, chỗ hẹp nhất 50 mét; nơi dài nhất 200 mét. Từ trên cao nhìn xuống trông giống như một tổ ông khổng lồ vì kết cấu lạ mắt của các dãy đá. Theo các bậc tam cấp tự nhiên do đá tạo nên, du khách xuống tận chân đá đĩa để tận mắt thấy sự tạo hóa của thiên nhiên làm nên một công trình nghệ thuật mà cứ như chính bàn tay con người tạo ra.
Đến với danh thắng này, nhiều người đều liên tưởng đến những hình thù được làm bằng đá ở đảo Phục Sinh- Chile hay Cánh đồng Chum – Lào, khác nhau là những công trình đá trên do chính bàn tay con người tạo ra- và đến nay nó vẫn đang là một ẩn số đối với các nhà nghiên cứu. Gành Đá Đĩa còn là nơi lý tưởng cho những người thích câu cá, đứng ở đây quăng câu ra xa để ngồi chờ, đây chính là thời gian để người ta có thể thả mình theo những đợt sóng xô vào gành đá đĩa, tạo nên những âm thanh khi dữ dội lúc lại nhẹ nhàng. Bên cạnh, những chiếc thuyền thúng của ngư dân để dài trên gành đá đĩa đã tạo nên một điểm nhấn đẹp cho địa điểm du lịch này.
Tự hào khi nói về gành Đá Đĩa, anh Đỗ Vũ Thành- Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Tuy An đã kể về truyền thuyết gành đá như sau: Từ rất lâu, không biết chính xác là thời điểm nào nhưng theo tương truyền thì ở đây có đôi vợ chồng rất giàu có. Tuy vậy, người vợ không may chết sớm trong khi chưa kịp sinh một mụn con nào cả. Sau khi vợ chết, người chồng lấy rất nhiều tài sản ban phát cho dân nghèo. Phần còn lại ông đã cất vào kho cạnh bờ biển (tức gành Đá Đĩa ngày nay) và đi tu. Sau đó ông đã qua đời mà chưa sử dụng hết số của cải còn cất dấu. Biết được số của cải to lớn này đang được cất giấu ở gần bờ biển nên những kẻ tham lam đã dùng nhiều cách để chiếm đoạt. Tuy vậy, sau nhiều tháng chúng vẫn không xâm nhập được vào chỗ cất giấu tài sản nên chúng đã chất củi đốt cháy nơi này. Lửa đang cháy bỗng xảy ra cơn gió xoáy như vòi rồng cuốn những kẻ đứng chung quanh kho bạc mất hút lên không trung và phát ra một tiếng nổ kinh hoàng. Sáng hôm sau, người dân khu vực này kéo nhau ra phía bờ biển, thì phát hiện kho bạc của người nhà giàu nọ không còn nữa mà chỉ thấy những phiến đá to hình lục giác xếp chồng lên nhau thành từng cột ngay ngắn, cao thấp khác nhau… Và còn rất nhiều truyền thuyết li kì xung quanh địa điểm du lịch này nữa.
Tuy là địa điểm du lịch thiên nhiên hấp dẫn rất nhiều du khách khi có dịp đến Phú Yên nhưng tại địa điểm này, các dịch vụ du lịch cộng thêm đều không có. Do đó du khách chỉ có thể ghé thăm, chụp ảnh lưu niệm rồi liền quay lại thành phố Tuy Hòa hoặc ra thẳng thành phố Qui Nhơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
oiuygfnbv
22/10/2023 09:12:01

Nhắc đến tỉnh Phú Yên người ta không thể không nhắc đến Gành Đá Dĩa. Với kết cấu địa chất đặc biệt, xảy ra từ hàng triệu năm trước, Gành Đá Dĩa Phú Yên là một trong ba địa điểm trên thế giới có đặc điểm kiến tạo này.

Gành Đá Dĩa được hình thành từ dung nham núi lửa phun trào cách đây gần 200 triệu năm. Nham thạch nóng bỏng khi phun trào gặp nước biển lạnh đột ngột bị đông cứng. Đồng thời xảy ra hiện tuợng ứng lưu làm cho các khối đá nứt theo các chiều dọc, xiên, ngang tạo thành các khối đá nứt hình bát giác, lục giác, ngũ giác…. thẳng đứng hoặc xiên thoai thoải, nửa chìm nửa nổi trên biển.

Theo dòng chảy thời gian, những vết nứt được nước biển bào mòn nhẵn nhụi. Nhưng những khối đá vẫn bám chặt lấy nhau, bền bỉ. Từng khối đá dài với hình dáng đặc biệt xếp chồng lên nhau. Trông xa xa như một tổ ong khổng lồ được xây dựng bên bờ biển. Lúc đến gần thì ta lại có cảm tưởng như đây là những chiếc dĩa lớn xếp chồng lên nhau. Có lẽ đó là lí do người ta đặt cho địa danh này cái tên Gành Đá Dĩa.

Gành Đá Dĩa thuộc địa phận xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 30km về phía bắc. Nếu tính từ thị trấn Chí Thạnh, trên quốc lộ 1A, men theo con đường khoảng 10km về hướng đông sẽ đến Gành Đá Dĩa. Có thể nói Gành Đá Dĩa là cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nhất Việt Nam.

Dọc bờ khu Gành Đá Dĩa dài khoảng 6km tính từ mũi Gành Đèn đến mũi Nước Giao. Sự hình thành Gành Đá Dĩa cũng có liên quan mật thiết đến Vinh Xuân Đài, Đầm Ô Loan và đèo Cả. Đặc điểm thạch học và cấu trúc lượn sóng dưới tác động lâu dài của sóng biển là cơ sở hình thành sự đa dạng của địa hình dải bờ biển Gành Đá Dĩa.

Từ xa nhìn vào gành thấy những tầng đá lô nhô như vườn tượng của các nhà điêu khắc tài danh. Nhưng khi đến gần, gành là những trụ đá nơi cao, nơi thấp hoặc thẳng đứng hoặc hơi nghiêng nghiêng so với mặt nước biển, tạo thành một cảnh quan rất kỳ vĩ. Đứng từ xa nhìn về gành trông giống như một tổ ong khổng lồ nhô ra giữa biển khơi bạc sóng.

Bao quanh gành đá là một bãi cát hình cong lưỡi liềm dài khoảng trên dưới 3 km. Bờ cát trắng mịn, bạc sáng trong nắng ban mai lấp loá, là một bãi tắm rất tốt.

Đá ở Gành Đá Dĩa có màu đen huyền hoặc nâu vàng xếp thành cột, nửa chìm nửa nổi trên mặt nước biển. Chúng xếp chồng lên nhau như những chồng dĩa. Mỗi viên đá có độ dày từ 60-80 cm. Do đứng nhô ra biển, quanh năm sóng vỗ nên đã tạo thành những lỗ khuyết tròn láng.

Ở giữa gành có một hõm trũng. Nước mưa, nước biển đọng lại lại tạo thành vũng. Trong đó có nhiều loại cá nhỏ, có màu sắc sặc sỡ: xanh, vàng, tím, hồng nhạt… bơi lội tung tăng. Xung quanh hõm nước này, đá dựng thành cột liền khít nhau.

Trên thế giới chỉ có 4 nơi có cấu tạo địa chất đặc biệt như Gành Đá Dĩa Phú Yên. Mặc dù kỳ lạ đến thế nhưng trước đây do nằm ở vị trí trắc trở, đường xá đi lại khó khăn, Gành Đá Dĩa chưa được nhiều người biết đến. Phải đến năm 2011, con đường dẫn từ quốc lộ 1A đi qua các xã dọc biển được khai mở thì mới có nhiều người tìm đến tham quan, chiêm ngưỡng.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất học, đá ở Gành Đá Dĩa được hình thành trong quá trình hoạt động núi lửa vùng cao nguyên Vân Hòa (Sơn Hòa), cách vị trí Gành Đá Dĩa khoảng 30km về phía tây. Một vùng đất nâu đen còn sót lại dọc trên cánh đồng khu vực Hòa Đa, Bình Kiến hay dải đất ba-zan đỏ phía Hòa Thành Tuy Hòa là dấu tích di chuyển của các dòng nham thạch xa xưa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo