-Danh: danh dự, sự coi trọng của dư luận XH đối với một con người dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp của người đó
-Áo: sản phẩm vật chất được dùng để bao bọc, trang trí bên ngoài...hình ảnh tượng trưng để nói đến sự giản dị, vật chất, hình thức bên ngoài
=> nghĩa khái quát của câu tục ngữ đạo đức, danh dự là những giá trị tinh thần đáng quý trọng hơn mọi thứ của cải vật chất. Con người cần quan tâm, chăm sóc, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giữ gìn danh dự hơn là mải mê chạy theo tiền bạc và những hình thức hào nhoáng bên ngoài.
-Biểu hiện: trong cuộc sống có người coi trọng danh dự hơn cả của cải, vật chất, thậm chí sẵn sàng chọn cái chết để bảo toàn danh dự. Một số dẫn chứng: qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ của dân tộc ta, có biết bao tấm gương anh dũng đã hi sinh để giữ gìn khí tiết của người anh hùng cách mạng...
-Mặt trái: ngược lại có thể vì quyền lợi vật chất mà cam tâm bán rẻ danh dự của bản thân, chà đạp lên danh dự, giá trị của bản thân ( nhà sản xuất vì quyền lợi của bản thân, bọn tham quan vì mải mê vơ vét của cải vật chất mà đánh mất lương tâm, một số cầu thủ bóng đá trẻ VN vì hám tiền mà bán rẻ danh dự, màu cờ sắc áo )
Ý nghĩa: câu tục ngữ đối với cuộc sống hiện nay đã làm thức tỉnh mọi người, con người phải biết quý trọng những giá trị tinh thần, phải biết coi trọng danh dự, thể hiện rõ nhận thức, thái độ, hành động của bản thân, thấm thía lời răn dạy của ông cha ta " Tốt danh hơn lành áo"
"Tốt danh hơn lành áo" chớ hông phải " Tốt danh hơn tốt áo", bậy bạ hết sức. Ông sư ông tổ nào nghĩ ra câu này mà nghe đc chắc sống chạy bóp cổ....