Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể về cảm nghĩ nhân vật Thạch Sanh, kể về cảm nghĩ nhân vật thánh Gióng

kể về cảm nghĩ nhân vật thạch sanh
kể về cảm nghĩ nhân vật thánh gióng
kể về cảm nghĩ nhân vật em bé thông minh
kể về cảm nghĩ nhân vật sơn tinh
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
322
0
2
An ❥~Hạ
28/10/2019 22:25:47
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đặt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này khiến em thấy thật cảm động. Chính lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng người như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhẹ nhàng và ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình mà không màng tới công danh, địa vị cho riêng mình. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo của dân làng, vũ khí của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Cameo
28/10/2019 22:25:53
Thạch sanh
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều những câu chuyện cổ tích thú vị cùng những bài học vô cùng quý giá như: Tấm Cám, Sự tích Trầu cau, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích quả dưa hấu... Và trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến câu chuyện cổ tích “Thạch Sanh”, một trong những câu chuyện cổ tích vô cùng thân quen đối mỗi tuổi thơ của con dân đất Việt ta. Và ở trong câu chuyện đó, em ấn tượng nhất là nhân vật Thạch Sanh – nhân vật chính của câu chuyện cổ tích này. Thạch Sanh là một chàng nông dân nghèo, mồ côi cha mẹ nhưng có những phẩm chất vô cùng cao quý như: hiền lành, chất phác, dũng cảm, gan dạ và yêu nước thương dân.
Trước hết, Thạch Sanh là một chàng nông dân mồ côi cha mẹ, nghèo khổ nhưng vô cùng hiền lành, chất phác. Thạch Sanh vì hiền lành mà tin theo lời của Lý Thông, giúp cho Lý Thông bao nhiêu việc lớn vậy mà không hề nghi ngờ gì. Thậm chí, Thạch Sanh còn nhận Lý Thông (tên bán rượu đầy mưu mô, xảo quyệt) làm anh và mẹ hắn ta là mẹ nuôi. Giúp cho Lý Thông bao nhiêu việc. Sự hiền lành của Thạch Sanh đôi lúc làm cho chàng trở nên quá tin người, nhưng đó cũng là một phần tính cách đáng trân trọng ở nhân vật này. Hiền lành cũng là một phẩm chất thiết yếu đối với mỗi con người trong cuộc sống ngày xưa và cả ngày nay.
Nhưng đẹp đẽ hơn tất cả, Thạch Sanh là một chàng dũng sỹ gan dạ, dũng cảm và có lòng yêu nước thương dân. Những lần đối mặt với nguy hiểm: diệt chăn tinh, bắn chết đại bàng tinh để cứu công chúa, Thạch Sanh đều tỏ ra vô cùng dũng cảm, không hề mảy may chút lo sợ, sợ hãi gì cả. Chàng đối mặt và diệt trừ tất cả. Ngay cả sau này, khi lấy được công chúa và lên làm vua, đối mặt với kẻ thù các nước chư hầu, Thạch Sanh cũng không hề hãi hùng mà tự tin chiến đấu và chiến thắng. Một nhân vật như Thạch Sanh thực sự đáng học hỏi và noi theo. Như sau này, trong thơ cách mạng, nhà thơ Tố Hữu cũng đã tự hào mà nhắc đến Thạch Sanh:
“Ta đứng đây lẫm liệt đường hoàng
Như Thạch Sanh, khí phách hiên ngang
Lưng đàn, tay búa, tay giương nỏ
Chém mãng xà vương, giết đại bàng”
(Theo chân Bác)
Nhân vật Thạch Sanh thực sự để lại trong em nhiều ấn tượng đẹp và sâu sắc về một chàng nông dân nghèo nhưng có nhiều phẩm chất cao quý tốt đẹp và sau này Thạch Sanh cũng nhận được những điều tốt đẹp cho bản thân. Đồng thời qua đó cũng thể hiện được tư tưởng của nhân dân ta “Ở hiền gặp lành”.
0
1
An ❥~Hạ
28/10/2019 22:26:10
Trong kho tang văn học dân gian đồ sộ Việt Nam có biết bao câu chuyện cổ tích thú vị để lại cho ta nhiều bài học quý báu : Tấm Cám, Lọ lem, Cậu bé thông minh, Sọ dừa,…Nhưng không thể không nhắc đến chuyện Thạch Sanh –chuyện kể về một anh chàng với những đức tính tốt đẹp để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc.
Thạch Sanh là cậu bé sớm mồ côi cha mẹ sống côi cút một mình trong túp lều tranh dưới gốc đa với một mảnh khố che thân và một cái búa đốn củi vì thế chàng là người cả tin và vô cùng tốt bụng. Hết lần này đến lần khác bị mẹ con Lý Thông lợi dụng : nhận kết nghĩa anh em vì thấy Thạch Sanh khỏe, lập mưu bắt Thạch Sanh chết thay, rồi còn lừa lấy công giết chằn tinh, lấy công cứu công chúa. Nhưng chàng còn là người bao dung và vô cùng tốt bụng: Khi biết mẹ con Lý thông bàn mưu lừa mình nhưng Thạch Sanh không hề giận mà vui vẻ cho qua, khi nhà vua giao toàn quyền xử tội người anh kết nghĩa ấy cho mình thì lại một lần nữa chàng bỏ qua cho họ về quê hương.
Thạch Sanh còn là người không ham mê của cải, giàu sang, danh vọng, bởi khi cứu được Thái tử nhà vua cảm kích và muốn trao cho chàng chức danh nhưng chàng đã từ chối và khi được hậu đãi thì chàng chỉ nhận một cây đàn và một niêu cơm. Nhưng trên hết cả, Thạch Sanh còn là một chàng trai dũng cảm, ý chí chiến đấu, không chịu khuất phục trước kẻ thù khi hết lần này đến lần khác chiến đấu với những con yêu quái gian ác, nham hiểm mà không phải ai cũng đối đầu được với chúng hơn nữa còn không ưa bạo lực mà chỉ cần dùng tiếng đàn để làm nguôi ngoai ý chí chiến đấu của các nước muốn cầu hôn công chúa và còn dùng niêu cơm để chiêu đã khiến họ than phục.
Em rất yêu thích nhân vật Thạch Sanh, một chàng trai với những đức tính đáng được trân trọng, hơn nữa chàng còn là biểu tượng cho lối sống của dân tộc Việt Nam ta là “ Ở hiền gặp lành.”
0
1
An ❥~Hạ
28/10/2019 22:26:44
Em bé thông minh là nhân vật đại diện cho sự thông minh, cách ứng xử nhanh, đối đáp giỏi của dân tộc ta. Em bé thông minh là một em bé chăm chỉ, ngoan ngoãn đối với em.
Lần đầu, khi viên quan ra câu đố oái oăm, em bé đã nhanh nhạy hỏi vặn lại viên quan, từ thế bị động em đã đổi thành thế chủ động, đẩy thế bí về phía quan khiến ông thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công. Thậm chí lần vua thử tài em bé đầu tiên, em đã dũng cảm, gan dạ tạo ra tình huống tương tự để bắt bí nhà vua tự nói ra điều vô lí. Em bé quả thật là một cậu bé thông min, giỏi ứng đố, nhanh trí và cam đảm. Đến lần thứ hai vua thử thách, em bé đã sử dụng hình thức "gậy ông đập lưng ông" yêu cầu nhà vua thực hiện mong muốn của mình. Vua không thực hiện được nên đã thừa nhận em bé thông minh lỗi lạc. Không dừng lại ở đó, em bé còn có thể giải dễ dàng câu đố của sứ thần nước ngoài đã khiến các vua quan, đại thần đều vò đầu bứt tóc tìm mọi cách để xâu sợi chỉ qua con ốc nhưng tất cả đều vô hiệu. Trong khi em bé còn đùa nghịch ở sau nhà, em bé đã hát lên một câu rồi bảo cứ theo cách đó là được. Quả thật câu trả lời của em bé còn phải khiến sứ giả nước láng giềng thán phục. Câu trả lời không chỉ thể hiện rõ sự thông minh hơn người cũng như tài trí tầm vóc cao siêu của cậu bé mà còn nói lên sự hài hước, dí dỏm, đậm chất dân gian, tiếng cười sảng khoái của nhân dân ta. Chính câu trả lời tưởng như rất khó khăn, cụt đường đối với các quan đại thần nhưng lại vô cùng đơn giản, “nhẹ tựa lông hồng” đối với em bé thông minh đã đưa em lên chức trạng nguyên.
Dù vậy, em bé thông minh vẫn chỉ là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu. Em mong sau này nước ta sẽ có được nhiều nhân tài như nhân vật Em bé thông minh.
1
1
An ❥~Hạ
28/10/2019 22:27:15
Sơn Tinh là biểu tượng sức mạnh của nhân dân ta. Muốn chống lại thiên tai của thiên nhiên. Và đó cũng là một hình ảnh, ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân ta. Dù có khó khăn cũng không lùi bước.Dù lũ lụt có diễn ra hằng năm nhưng Sơn Tinh vẫn quyết tâm bào vệ mảnh đất của cha ông. Tôi mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi vào cảnh lũ lụt hằng năm. Những cơn lũ lụt hằng năm cứ kéo đến mà Sơn Tinh vẫn vững vàng chống chọi tất cả để bảo vệ người dân chúng ta. Chúng ta cần ghi nhớ những công lao to lớn mà Sơn Tinh đã làm cho đất nước chúng ta. Tôi chắn chắn rằng Sơn Tinh luôn theo dõi và bảo vệ người dân chúng ta.
1
1
Cameo
28/10/2019 22:27:31
Sơn Tinh
Nếu các truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”, “Bánh chưng bánh giầy” giải thích về nguồn gốc của con người và nguồn gốc của phong tục làm bánh chưng, bánh giầy vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán thì truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” lại giải thích các hiện tượng trong thiên nhiên như bão, lũ lụt. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nổi bật trong truyền thuyết này là nhân vật Sơn Tinh – dân gian gọi chàng là thần Núi.
Sơn Tinh là nhân vật chính của tác phẩm. Chàng được giới thiệu là một người ở núi Tản Viên, có nhiều tài lạ: “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”. Đó là sức mạnh siêu nhiên của các vị thần thánh. Con người bình thường không thể có được sức mạnh ấy. Vị thần Sơn Tinh dường như đã làm chủ được thiên nhiên, tạo vật, chỉ cần ra hiệu, dùng sức mạnh của mình cũng có thể làm cho những cồn cát nổi lên và các dãy núi đồi cũng được mọc lên.
Sức mạnh, tài năng, trí tuệ của Sơn Tinh được thể hiện qua cuộc kén rể của vua Hùng. Hùng Vương thứ mười tám muốn “kén cho con một người chồng thật xứng đáng” nên đã đưa ra sính lễ cầu hôn gồm: “một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. Đến sáng sớm hôm sau, giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh ai mang đến trước thì người đó sẽ được lấy Mị Nương. Là một người sống trên núi nên Sơn Tinh biết rất rõ những sính lễ đó. Chàng đã chuẩn bị đầy đủ và rước được Mị Nương về làm vợ. Chàng đã lấy được con gái vua Hùng nhờ vào sự tài trí và nhanh nhẹn của mình.
Không chỉ vậy, sức mạnh của Sơn Tinh còn được thể hiện trong cuộc chiến đấu với Thủy Tinh. Thủy Tinh là thần Nước, do không rước được Mị Nương nên hắn nổi giận, “đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương”. Thủy Tinh “hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh”. Nhưng Sơn Tinh không hề bị “nao núng”, lung lay ý chí quyết tâm mà thần đã “dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ”. Hai bên chiến đấu ngang tài ngang sức kéo dài “ròng rã mấy tháng trời” và chiến thắng cuối cùng đã thuộc về thần Núi. Thủy Tinh do kiệt sức nên đành phải rút quân. Sơn Tinh không trực tiếp làm hại đến kẻ địch mà chỉ dùng phép dời núi, dựng thành để ngăn chặn lại sự tấn công của Thủy Tinh. Những hành động của Sơn Tinh cũng không ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người. Đây quả là một vị thần nhân hậu, biết nghĩ cho cuộc sống của nhân dân lao động. Có thể nói, Sơn Tinh luôn đứng về phía nhân dân để giúp đỡ và bảo vệ họ tránh khỏi thiên tai, lụt lội. Đồng thời, tác giả dân gian cũng gửi gắm bài học về tình đoàn kết, sự yêu thương, gắn bó với nhau của đồng loại qua hình tượng nhân vật này.
Thần Núi không chỉ mang trong mình sức mạnh siêu nhiên mà đó còn là một sức mạnh bền bỉ. Khi Thủy Tinh đã sức cùng lực kiệt thì Sơn Tinh vẫn “vững vàng” chiến đấu đến cùng. Sức mạnh ấy còn tượng trưng cho sức mạnh của con người, của dân tộc Việt Nam chúng ta. Con người luôn mong ước có được cuộc sống ấm no, chế ngự được thiên tai để tập trung vào lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Các tác giả dân gian đã gửi gắm niềm mong ước chiến thắng tự nhiên của mình qua hình tượng Sơn Tinh. Đây là một sự sáng tạo của nhân dân ta, là hình ảnh của người anh hùng lao động mang toàn bộ sức lực bản thân để cải tạo, chế ngự thiên nhiên. Dù thiên nhiên có khắc nghiệt đến đâu thì con người vẫn sẽ chống lại sự tàn phá của nó và tìm cách khắc phục, bảo vệ sự sống. Hằng năm, nhân dân ta vẫn đắp đê ngăn lũ, đây là hành động thể hiện ý thức chế ngự thiên nhiên của con người.
Nhân vật được khắc họa bằng những chi tiết thần thánh, yếu tố kì ảo nhằm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Vị thần này có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Vì vậy, Sơn Tinh được thờ cúng ở nhiều địa điểm khác nhau trên đất nước. Đây là một trong “tứ bất tử” của nước ta và được nhân dân cung kính gọi với một tên khác là Đức thánh Tản.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×