Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn ngắn về 1 vấn đề mà em tâm đắc nhất sau khi học văn học dân gian

Viết 1 đoạn văn ngắn về 1 vấn đề mà em tâm đắc nhất sau khi học văn học dân gian. 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.644
2
0
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Với người Việt Nam, văn học dân gian là nguồn sữa trong lành nuôi dưỡng bao thế hệ trẻ lớn lên trong chiếc nôi tre Việt Nam, trong tiếng ru ầu ơ dân tộc. Văn học dân gian không chỉ góp phần thể hiện đời sống lao động và tâm hồn người bình dân mà còn là mảnh đất màu mỡ chắp cánh cho vườn hoa tình yêu tỏa hương khoe sắc. Qua văn học dân gian, ta cảm nhận rõ hơn sự kỳ diệu của ngôn ngữ tình yêu, thấy thương hơn gốc lúa, vườn rau, thương hơn cuộc sống quanh ta.
Về chức năng nhận thức: Văn học dân gian được xem như "bộ bách khoa toàn thư về kiến thức, tôn giáo, triết học" của nhân dân. Văn học dân gian gìn giữ và lưu truyền hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tâm linh, kinh nghiệm sống, ứng xử… Văn học dân gian là người thầy lớn đem lại cho nhân loại những bài học sinh động, gần gũi và sâu sắc về mọi phương diện của đời sống.
Về chức năng giáo dục: Văn học dân gian có khả năng định hướng đạo đức, luân lí cho con người trong đời sống xã hội. Chức năng này gần gũi và có sự giao thoa với phương diện xã hội của chức năng nhận thức. Tuy nhiên, nếu chức năng nhận thức là sự phản ánh các hiện tượng xã hội một cách khách quan thì chức năng giáo dục lại là sự tác động, ảnh hưởng, chi phối cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến cộng đồng. Có những tác phẩm, nhiều nhất thuộc thể loại hát nói, mang ý nghĩa giáo dục trực tiếp, tức ý nghĩa giáo dục được thể hiện một cách tường minh. Song, phần lớn các sáng tác dân gian chứa đựng ý nghĩa giáo dục hàm ẩn, tức ý nghĩa giáo dục gián tiếp.
Về chức năng thẩm mĩ: Văn học dân gian là nghệ thuật, là quan niệm thẩm mĩ của cộng đồng, nó mang vẻ đẹp hồn hậu, giản mộc của nhân dân. Mang bản chất nguyên hợp, văn học dân gian chỉ thực sự phô diễn vẻ đẹp của mình khi sống trong môi trường nảy sinh và tồn tại, tức thành phần nghệ thuật ngôn từ phải được kết nối với thành phần nghệ thuật âm nhạc, vũ đạo trong môi trường diễn xướng.
Về chức năng sinh hoạt: Khác với văn học viết, văn học dân gian ra đời và trở thành một bộ phận hữu cơ trong môi trường sinh hoạt và lao động của nhân dân. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với cuộc đời mỗi người xuyên suốt "từ chiếc nôi ra tới nấm mồ". Môi trường và thói quen sinh hoạt của nhân dân là điều kiện quan trọng cho văn học dân gian hình thành và phát triển.
 
 
Ra đời từ buổi sớm của xã hội loài người, lúc con người chưa phát minh ra chữ viết. Vì vậy, truyền miệng là phương thức duy nhất và tất yếu văn học dân gian. Khi nhân loại có chữ viết, đặc biệt là khi chữ viết trở nên phổ biến, một bộ phận văn học dân gian được văn bản hóa, tức phương thức truyền miệng không còn là duy nhất. Tuy vậy, đời sống thực sự của nó vẫn được duy trì bằng con đường mà nó đã nảy sinh. Đặc trưng truyền miệng phản ánh phương thức sinh thành, tồn tại và phát triển của văn học dân gian. Được sáng tác và lưu truyền thông qua con đường truyền miệng, văn học dân gian đòi hỏi ở người nghệ nhân không chỉ tài năng mà đặc biệt hơn là trí nhớ.
Bên cạnh tính truyền miệng, tính tập thể của văn học dân gian “biểu hiện mối quan hệ phụ thuộc của văn học dân gian vào môi trường sinh hoạt". Tính tập thể biểu hiện ở quan niệm thẩm mĩ, ở quá trình sáng tác và lưu truyền văn học dân gian. Về phương diện sáng tác, mỗi tác phẩm văn học dân gian là sự gia công của nhiều người, qua nhiều thế hệ khác nhau. Tuy nhiên, sáng tác tập thể ở đây không đối lập với vai trò cá nhân. Những bộ sử thi lớn của thế giới như: Iliát và Ôđixê, Ramayana, Mahabharata ... thường là kết quả của nhiều người sáng tác, nhiều thế hệ, nhiều vùng miền khác nhau.
Văn học dân gian có tính địa phương, tồn tại như là một chân lí, mà trước hết thể hiện ở những sản vật đặc biệt được sáng tác dân gian nhắc đến. Cũng từ đó, một số địa phương trở nên nổi tiếng nhờ ca dao, tục ngữ qua đặc sản quê mình. Chẳng hạn:
Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.
Chàng đi nhớ cháo làng Ghề
Nhớ cơm phố Mía, nhớ chè Đồng Viên.
Người Nam bộ cũng bộc lộ niềm tự hào về đặc sản xứ sở:
Cần chi cá lóc cá trê
Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều.
Tính cách con người cũng chi phối vào văn học dân gian rất rõ. Người miền Bắc ưa thanh lịch. Người miền Trung thẳng thắn, bộc trực. Người miền Nam phóng khoáng. Sự tương phản được thể hiện khá rõ qua ca dao mỗi vùng miền như:
Giữa đường gặp cánh hoa rơi
Hai tay nâng lấy cũ người mới ta.

Ra đường gặp cánh hoa rơi
Lấy chân mà đạp đừng chơi hoa tàn.
Ảnh hưởng to lớn của văn học dân gian đối với đời sống của con người chính là: “Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc Việt Nam". Không ít nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh,.... đã tiếp thu văn học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương lớn. Chúng ta nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa văn học dân gian với văn nghệ, văn hoá dân gian và đời sống thực tiễn. Chính văn học dân gian đã giúp đưa các yếu tố văn hoá khác như: âm nhạc, nhảy múa, diễn xướng, tâm linh ... đến gần hơn với đời sống con người, góp phần làm phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Khả năng dễ nói, dễ hiểu, dễ nhớ đã giúp văn học dân gian đi vào đời sống của nhân dân một cách tự nhiên trong mọi hoàn cảnh. Qua văn học dân gian, những bài học về cuộc sống trở nên gần gũi hơn, lung linh hơn. Văn học dân gian phản ánh chân thực cuộc sống lao động; công cuộc dựng nước và giữ nước của người xưa; thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn của dân tộc; bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân dân; tổng kết những tri thức, kinh nghiệm về mọi lĩnh vực trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình.
Văn học dân gian là nơi hình thành nên những thể loại văn học cơ bản và tiêu biểu của dân tộc, là kho lưu giữ những thành tựu ngôn từ nghệ thuật. Văn học dân gian nêu cao những bài học về phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan,… góp phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực và lành mạnh. Nhiều tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật của mọi thời đại mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị.
 
Mang trong mình lý tưởng thẩm mỹ, triết lý sống cao đẹp mà tác giả gửi gắm một cách kín đáo, đến với văn học dân gian, ta không chỉ cảm thấy hồn mình thư thái, quên đi bao muộn phiền, mà còn học được nhiều điều tưởng như đơn giản nhưng hết sức cần thiết trong cuộc sống. Qua văn học dân gian, vốn tiếng Việt của ta phong phú hơn. Ta biết sống nhân ái, biết cư xử đúng mực hơn. Đặc biệt, bài học nhân sinh, bài học về lòng cao thượng mà văn học dân gian mang lại càng phát huy hiệu quả đối với thanh thiếu niên và học sinh ngày nay. Học và tiếp cận với văn học dân gian, các em biết trân trọng hơn những gì mình đang có, biết hành xử đúng mực trong mọi tình huống để người gần người hơn. Sao cho truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được lưu giữ và phát triển đến muôn đời sau.
Hoạt động ngoại khóa văn học dân gian góp phần làm rõ những đặc trưng cơ bản như: Tính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản, gắn với sinh hoạt xã hội ..., điều mà giáo viên và học sinh khó thực hiện trong giờ chính khóa do hạn chế về điều kiện và thời gian giảng dạy. Chương trình ngoại khóa giúp thỏa mãn nhu cầu làm sống lại tác phẩm văn học dân gian trong môi trường diễn xướng. Thông qua các hình thức trình diễn bằng lời làm sáng lên vẻ đẹp độc đáo của văn học dân gian. Hoạt động ngoại khóa văn học dân gian còn giúp cho học sinh hiểu sâu hơn về những giá trị văn hóa của quê hương, đất nước. Đó chính là lý do và cũng là mong ước của những người thực hiện chuyên đề.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
An ❥~Hạ
29/10/2019 18:20:08
Văn học dân gian -món ăn tinh thần của người dân lao động - là tâm tư tình cảm của con người ,đồng thời cũng chính là nguồn cảm hứng sâu sắc , là cơ sở hình thành văn học viết .Văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại, trong đó ca dao là một trong những mãng lớn tạo nên những nét đặc sắc của văn học dân gian ; nó là tiếng tơ đàn muôn điệu ,là nỗi chứa giàu tâm tư tình cảm ,cũng chính là những làn điệu quê hương đầm ấm . Văn học dân dan là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng cũng là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể , lại có nhiều nét đặc trưng cơ bản riêng biệt . Gía trị văn học dân gian được coi như là kho tri thức mang nhiều giá trị nhân đạo và là chuẩn mực noi theo. Mỗi tác phẩm của văn học dân gian là những cung bậc tâm tư , tình cảm ,tiếng nói của con người việt thể hiện nhân cách sống và thấu hiểu tâm hồn của người dân lao động giàu tình cảm và chứa đựng nhiều cảm xúc .Nói tóm lại , văn học dân gian là nơi tâm hồn ,tình cảm, cốt cách và phẩm giá của con người được trào dâng. Nó cũng mang nhiều giá trị to lớn.
Không giống như các thể loại văn học: Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết… văn học dân gian không xuất hiện giọng điệu của chủ thể cá nhân. Nó được ra đời từ sáng tác tập thể, trong nó được biểu thị tâm tư tình cảm của một loại người, cộng đồng nào đó trong xã hội. Mà mỗi khi đọc lên ta lại thấy được cái giọng điệu, quan điểm của tập thể đã được toát lên như thế nào.Gập lại cuốn sách Văn học Dân gian cái hay, vẻ đẹp của Lê Xuân Mậu đã giúp tôi hiểu rõ hơn phần nào về kho tàng văn học ấy. Một kho tàng tri thức vô giá mang trong mình những lời dạy, lời đúc kết quý báu của bao đời dành cho các thế hệ sau. Dù nó được thể hiện dưới dạng văn vần, câu thơ, tục ngữ hay chỉ là bài đồng giao, câu đố. Thì những giá trị của nó dành cho con người là vô giá. Vậy mà sự tồn tại và cách đi của nó để có thể ăn sâu được vào tâm trí của từng người dân lại bằng con đường rất đơn giản: “truyền miệng”.
Một thể loại phải nhớ tới đầu tiên khi nhắc tới nền văn dân gian này là ca dao. Lời của ca dao không là lời của nhân vật cụ thể. Nên những giọng điệu tươi vui, hoan hỉ hay thương cảm, oán trách… của nó chỉ là những trạng thái cảm xúc, sắc điệu của tình cảm. Và những hình tượng nhân vật trong nó bao giờ cũng đem tính phiếm chỉ, không phải một cá nhân nào mà lại là bất kì ai trong hoàn cảnh đó. Ví như một lời oán trách:
Nào khi anh bủng anh beo
Tay bưng bát thuốc, tay đèo múi chanh.
Bây giờ anh khỏi anh lành
Anh vui duyên mới anh tình phụ tôi.
Hay là một lời cảnh tỉnh:
Có quán tình phụ cây đa
Ba năm quán đổ, cây đa vẫn còn.
Cũng thật trùng hợp khi có cùng quan điểm với tác giả rằng ca dao đâu cần hoa mỹ mới hay. Vì hầu hết các bài ca dao chỉ sử dụng những ngôn ngữ tự nhiên – đời thường, không cầu kỳ hoa mỹ và rất giản dị, mộc mạc nữa. Vì khi được nghe những câu ca dao như vậy ta sẽ không phài tìm tòi, suy ý kiểu vòng vo, ám chỉ bóng gió xa xôi mà cảnh tình đã được suy diễn trực tiếp.
Thương anh hãy đứng xa xa
Con mắt anh liếc cũng bằng ba đứng gần.
Rất thẳng, thực và trực tiếp. Chẳng có gì là kín đáo, bóng gió nhưng những thấy được những mặt tinh vi của tình cảm được khêu gợi nếu ta có chút kinh nghiệm yêu đương và giao tiếp.
Một điều nữa mà ta thấy không thể thiếu được trong ca dao đó là ví von. Và chẳng thế mà khi ca dao hát lên mọi người vẫn thường nói là hát ví, hay cũng quen thuộc với cụm từ “ví ví von von”. Nhưng với cuốn sách tôi đã nhận được ví von ở ca dao gắn liền với thao tác so sánh trong tư duy hình tượng của người sáng tác, gắn liền với hoạt động liên tưởng:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Cũng có thể là một dạng nhân hóa:
Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở sách xem ngày làm ma.
Cố nhiên, do đặc điểm của ca dao và do yêu cầu được cộng đồng tiếp nhận của văn học dân gian nói chung. Những hình ảnh ví von tuy không phải là không có những hình ảnh mỹ lệ, nhưng nó vẫn có tính chất quen thuộc, ít xa lạ, ít mới mẻ. Và vì thế mà sức liên tưởng mạnh mẽ ở nhiều bài ca dao vẫn đầy sức hấp dẫn, những hình ảnh đẹp, những cảm xúc thẩm mĩ và kết quả nhân văn từ kết quả ví von.
Khi nhắc đến ca dao chắc hằn không ai không thể nhắc đến tục ngữ. Ở tục ngữ ta thấy được sự thể hiện về những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống, trong phẩm chất đạo đức của người Việt ta. Nhưng để có được cái hồn ấy, tục ngữ lại có hình hài, da thịt đầy vẻ hấp dẫn. Và cái hay vẻ đẹp của ngôn từ cũng chính là cái duyên của tục ngữ. Khi nghe và đọc nhiều câu tục ngữ khác nhau, ta thấy được việc sử dụng những ngôn ngữ tài hoa như vậy là không hiếm. Có những từ ngữ sử dụng rất sáng tạo, gợi cảm và gây nhiều bất ngờ.
Cái nết đánh chết cái đẹp.
Hay:
Gió đông là chồng lúa chiêm, gió bấc là duyên lúa mùa.

Cũng rất nhiều từ đồng âm hay đa nghĩa được sử dụng rất tinh tế trong tục ngữ. Như câu “chó đen giữ mực”, hay “được voi đòi tiên” đã có sự tồn tại của các từ địa phương đồng âm với từ dùng trong ngôn ngữ toàn dân.
Không những vậy ta còn biết đến tục ngữ không chỉ có một nghĩa. Nghĩa đen – nghĩa bóng là sự phân biệt thông thường với các nghĩa có thể có ở một câu.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
.Chuyện nghĩa đen nghĩa bóng ở tục ngữ thường được sử dụng là không có gì mới, nhưng không ít khi ta lại phải phân vân để phân tích khi như một chuyên gia.
Cái hay ở tục ngữ là vốn quý không chỉ về đạo lý, về kinh nghiệm ứng xử với thiên nhiên và con người mà còn là một kho kiến thức dùng ngôn ngữ cho mọi người và nói theo.
Những hình ảnh khi còn bé vẫn cùng chúng bạn chạy quanh, hát những bài đồng giao của tôi lại hiện về khi được gặp lại những bài hát đó trong cuốn sách. Tôi cũng chẳng ngờ được từ những bài đồng giao đó đã dạy tôi cách nói năng. Nó đã giúp tôi phát âm chính xác âm “N” như khi bày chơi “Nu na nu nống, cái cống nằm trong, cái nong nằm ngoài…” Hay tôi đã biết thêm các bài vè về các loài cá, loài chim hay những loài hoa rồi đến cả các tháng trong năm.
Tháng giêng là gió hây hây
Tháng hai gió mát, trăng bay vào đền
Tháng ba gió đưa nước lên

Ôi! Những bài đồng giao với ca từ mộc mạc, đơn giản. Vậy mà lại dạy được tôi những điều hay đến thế, vừa học vừa chơi một sự kết hợp đầy tinh tế cho cái tuổi ăn tuổi chơi trong những ngày thơ ấu.
Không chỉ dừng lại ở những bài đồng giao mà chính tôi có thể đọc vanh vách lúc còn nhỏ, khi mà chưa biết được đến các mặt chứ i, t. Tuổi thơ tôi còn được lớn lên cùng những câu đó dân gian đầy hứng thú bên những ổ rơm khi cả gia đình tôi quây quần.
Sừng sững mà đứng góc nhà
Ai mà động đến là òa khóc ngay (Cối xay thóc)
Hay
Hai gươm tám giáo, mặc áo da bò, thập thò cửa lỗ. (Con cua)
Đã làm tôi phải nhảy lên vì những câu trả lời nhận được mà trong khi vò đầu bứt tóc cũng chẳng ra. Những câu đố vui, không khó nhưng lại cần tài quan sát, phát hiện để sao tránh khỏi được những cú “lừa” tinh tế. Những câu đố tương tự của mọi người dành cho tôi đã giúp tôi lớn lên nhiều và đó cũng là vũ khí lợi hại của tôi dành cho những người bạn nhí của mình, chí ít là cái thời ngây ngô khi được hồ hởi mang bút, phấn đến lớp học vỡ lòng tại trường làng.
Văn học Dân gian là một kho tàng tri thức vô giá. Thật rộng lớn cho tôi để có thể hiểu hết về nó. Nhưng với tôi khi gập lại cuốn sách thì những câu đố tinh quái, bài đồng giao với đa dạng chủ đề hay những câu ca dao, câu vần vè mượt mà đã ăn sâu trong tôi từ thủa ấu thơ lại được khuấy động và sục sôi hơn nữa. Và những bài học từ những câu ca dao, tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm quý báu của cha ông sẽ mãi là kim chỉ nam cho tôi trong cuộc sống, một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K