Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 12 câu về 8 câu thơ cuối thể hiện tâm trạng buồn lo của Kiều, qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

Viết 12 câu về 8 câu thơ cuối thể hiện tâm trạng buồn lo của kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
222
1
0
Nguyễn Thành Trương
01/11/2019 18:37:47
- Tám câu thơ đặt trong mạch 22 câu thơ của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là khi
Thúy Kiều trở về với chính lòng mình, đối diện với chính mình. Từ thương người đã trở
thành nỗi thương mình xót xa. Đây là những câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất – là
thực cảnh mà cũng là tâm cảnh. Mỗi cảnh vật khơi gợi ở Kiều những nồi buồn khác nhau
với những lí do buồn khác nhau để rồi tình buồn tác động lại cảnh khiến cảnh mỗi lúc
một buồn hơn và nỗi buồn cứ dâng lên như lớp lớp sóng trào.
* Nỗi buồn của Kiều trước khung cảnh cửa bể chiều hôm:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa?
- Mở đầu đoạn thơ là không gian nơi cửa bể và thời gian là chiều hôm – một không gian,
thời gian nghệ thuật vốn rất quen thuộc trong văn thơ cổ. “Chiều hôm” là thời điểm đợm
buồn lại được đặt trong không gian rộng lớn “cửa bể” càng gợi vẻ hiu quạnh, thê lương.
Trong không gian bốn bề xa trông ấy, giữa trùng khơi sóng nước chỉ thấy thấp thoáng ẩn
hiện như hư, như thực ai đó nơi xa. Hình ảnh con thuyền và cánh buồm thấp thoáng xa
xa, rồi khuất hẳn giữa mênh mông sóng nước gợi hành trình mờ mịt không biết đâu là
bến bờ, nỗi cô đơn, lạc lõng bơ vơ. Cảnh tha hương gợi nỗi nhớ gia đình, quê hương và hi
vọng về cuộc đoàn viên đến nao lòng.
* Nỗi buồn của Kiều khi nhìn cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa:
- Trải lòng mình trước không gian nơi lầu Ngưng Bích, tự thân trong lòng mang nặng nỗi
buồn, Thúy Kiều trông ra ngoại cảnh. Điểm nhìn từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể.
Lúc này, trước mắt nàng là ngọn nước triều cường và hình ảnh cánh hoa trôi nổi giữa
biển khơi vô định:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
- Ở đây, thi hào Nguyễn Du đã cực tả, đặc tả tâm trạng bi thương của Kiều qua những
hình ảnh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm. “Dòng nước mới sa” hay chính là dòng đời, bể đời
vô định; hình ảnh “hoa trôi man mác” phải chăng là thân phận người con gái đang trôi
dạt, đang bị vùi dập trước sóng gió cuộc đời? Câu hỏi tu từ “biết là về đâu?”cất lên như
một tiếng than diễn tả tâm trạng xót xa, hoang mang, lo sợ của Kiều: không biết cuộc đời
sẽ trôi nổi đến đâu, tương lai rồi sẽ thế nào hay lại tan tác, bị dập vùi như cánh hóa mỏng
manh kia.
* Nỗi buồn của Kiều khi nhìn cảnh nội cỏ nhạt nhòa, mênh mông “rầu rầu”:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
-Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” héo úa với màu xanh nhạt nhòa trải dài từ mặt đất đến chân
mây là hình ảnh của thiên nhiên héo úa, tàn phai.Thiên nhiên ấy gợi ở Kiều nỗi chán
ngán, vô vọng, tái tê về cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh không biết kéo dài đến tận bao
giờ. Thật là “cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên” ( Chế Lan Viên)
* Cao trào bi kịch của nội tâm Thúy Kiều:
“Buồn trông gió cuồn mặt duềnh”
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
- Một cơn gió cuốn trên “mặt duềnh” làm cho tiếng sóng bỗng nổi lên “ầm ầm” như bủa
vây quanh ghế Kiều ngồi. Tiếng sóng như báo trước sóng gió dữ dội của cuộc đời hay
cũng là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên. Kiều không chỉ buồn mà
còn lo sợ, kinh hãi như đang đứng trước bão táp cuộc đời, trước những tai ương đang rình
rập, bủa vây. Câu thơ kết đoạn là sự hòa tấu sóng biển – sóng đời, không chỉ vang lên
tiếng gõ cửa của định mệnh mà còn rung chuyển tiếng gầm gào của hiểm họa muốn hất
tung người con gái đơn côi, yếu đuối trên điểm tựa chiếc ghế đời mong manh.
-> Có thể nói, thiên nhiên chân thực, sinh động nhưng cũng rất ảo. Đó là thiên nhiên
được nhìn qua tâm trạng – được nhìn từ xa đến gấn, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm
thanh từ tĩnh đến động để diễn tả nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, hãi
hùng, dồn đến cơn bão táp của nội tâm, cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều.
Toàn là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự dạt trôi, bế tắc, sự chao đảo nghiêng
đổ dữ dội. Lúc này, Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất, vì thế nàng đã mắc lừa
Sở Khanh để rồi dấn thân vào cuộc đời ô nhục.
-> Bốn câu thơ lục bát được liên kết bởi điệp ngữ “buồn trông” nghĩa là buồn mà
nhìn xa, mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại, nhưng trông
mà vô vọng. "Buồn trông" có cái thoảng thốt lo âu, có cái xa lạ cuốn hút tầm nhìn,
có cả sự dự cảm hãi hùng của người con gái lần đầu lạc bước giữa cuộc đời ngang
ngửa. Điệp ngữ kết hợp với các hình ảnh ẩn dụ đứng sau, câu hỏi tu từ cùng các từ
láy “thấp thoáng”,”xa xa”,”rầu rầu”,”ầm ầm” đã diễn tả nỗi buồn nhiều bề trong
Kiều với nhiều sắc độ khác nhau, trào dâng lớp lớp như những con sóng lòng. Tất
cả tạo nên âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc đoạn thơ, cũng là điệp khúc
của tâm trạng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×