Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được xem là một đại kiệt tác trong nền văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm đã vượt ra ngoài được biên giới quốc gia để đến được với bạn đọc thế giới, cũng vì vậy mà truyện Kiều là một trong những tác phẩm văn học lớn mang lại niềm tự hào vẻ vang cho nền văn học Việt Nam. Truyện Kiều hay còn được biết đến với cái tên “Đoạn trường tân thanh” xoay quanh cuộc đời của người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh Vương Thúy Kiều, cuộc đời của Thúy Kiều được nhà văn Nguyễn Du khắc họa từ khi còn sống trong cảnh “êm đềm chướng rủ màn che” đến khi phải đối mặt với nỗi biến cố lớn nhất của cuộc đời của mình là bán thân cứu cha. Cuộc đời lưu lạc của Thúy Kiều trong suốt mười lăm năm khiến cho độc xúc động trước bao bao nỗi niềm của người con gái bạc mệnh. Nói đến thành công của kiệt tác của Truyện Kiều ngoài ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc thì tác phẩm còn thành công bởi ngòi bút miêu tả bậc thầy của Nguyễn Du, điều này được thể hiện rõ trích đoạn “Chị em Thúy Kiều”.
Vương Thúy Kiều và Vương Thúy Vân là hai chị em của một viên ngoại họ Vương, gia đình thuộc dạng phong lưu, khá giả, vì vậy mà ngay từ khi mới lọt lòng thì hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân đã sống trong cảnh đài các như những vị tiểu thư con nhà quý tộc đương thời. Gia đình họ Vương sinh ra được hai người con gái, chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân, điều đáng nói ở đây là cả hai nàng Kiều đều mang một vẻ đẹp “hoa nhường nguyệt thẹn”, là những bậc quốc sắc giai nhân hiếm có trong thiên hạ. Vẻ đẹp của hai nàng có thể nói là một chín một mười, khó phân cao thấp. Nhưng ở hai chị em vẫn có những nét đặc trưng riêng biệt mà người ngoài có thể dễ dàng cảm nhận và đánh giá.
Trước hết, đó là người em gái Vương Thúy Vân, nàng là một cô gái vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ đài các khó có thể nhầm lẫn được với các bậc giai nhân tài sắc khác. Diện mạo đoan trang, dáng vẻ duyên dáng, dịu dàng lại mang khí chất quyền quý hơn người, với khuôn mặt trắng tròn hiền hậu như ánh trăng đêm rằm, đôi mắt ngài sáng trong hiện lên rõ nét thông minh, lại có phần trong sáng ở cô gái này. Dáng vẻ đoan trang có lẽ cũng phần nào phản ánh được tính cách cũng như con người của Vương Thúy Vân, mọi thần thái, điệu bộ của nàng đều toát lên một vẻ dịu dàng, hiền hậu dễ đi vào lòng người. Có thể thấy rõ nhất ở Thúy Vân, đó chính là đôi môi tươi tắn, nụ cười như hoa lời nói thì dịu dàng, đoan trang như chính tính cách và con người của nàng vậy.
Viết một đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều
Vẻ bề ngoài của Thúy Vân có thể nói là tuyệt sắc, là một giai nhân khó có thể kiếm tìm trong thiên hạ, chỉ cần nhìn qua diện mạo, dáng vẻ đoan trang bên ngoài thôi cũng khó có ai có thể vượt qua nàng. Nhưng, không chỉ có diện mạo, thần thái đài các, đoan trang mà vẻ đẹp của Thúy Vân còn có thể sánh ngang với thiên nhiên, tạo hóa, những vẻ đẹp rực rỡ, tinh khiết nhất của thiên nhiên cũng phải lùi bước trước nhan sắc kiều diễm, dịu dàng của nàng. Vương Thúy Vân có một suối tóc dài, đen nhánh mềm mượt tựa làn mây, nhưng không, ở đây trong cảm nhận của nhà văn Nguyễn Du thì ngay cả làn mây mềm mại kia cũng không thể sánh nổi với mái tóc bồng bềnh, duyên dáng của nàng.
Mái tóc của nàng khiến cho mây cũng phải thua, còn về nước da của nàng, không cần mô tả nhiều, chỉ cần bốn câu thôi cũng có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp ấy “tuyết nhường màu da”, qua đó ta có thể cảm nhận được một người con gái diện mạo bất phàm với làn da trắng tinh khôi tựa như những bông tuyết đầu mùa, nhưng tuyết cũng đâu có thể sánh được với làn da mịn màng, tinh khiết của nàng, ở đây, biểu tượng về vẻ đẹp tinh khôi, sáng trong của thiên nhiên là tuyết cũng phải nhún nhường trước làn da của nàng. Vẻ đẹp của Vương Thúy Vân tuy không cần miêu tả quá chi tiết nhưng qua những biểu tượng gởi tả, qua những phép so sánh với tự nhiên ta cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp quý phái, đoan trang lại có phần dịu dàng, trong sáng ở người con gái này.