Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lịch sử - Lớp 9
03/11/2019 12:17:28

Em hãy nêu những đóng góp của Men xơn man đê la dành cho Châu Phi

Em hãy nêu những đóng góp của Men xơn man đê la dành cho Châu Phi? 
em cần gấp ạ 
Cảm ơn
3 trả lời
Hỏi chi tiết
627
1
1
Cún ♥
03/11/2019 12:19:32
Ông là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi sau hơn 3 thế kỷ cầm quyền của người da trắng, là người anh hùng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc mà còn là biểu tượng quốc tế cho tinh thần tự do, đoàn kết dân tộc và lòng vị tha
Tượng đài về tự do và bình đẳng
“Tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng, và tôi cũng chiến đấu chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi trân trọng lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do, trong đó mọi người sống với nhau hòa thuận và bình đẳng. Đó là lý tưởng mà tôi luôn hy vọng để sống vì nó và đạt được nó. Nhưng nếu cần, tôi cũng sẵn sàng chết vì lý tưởng đó”. Tượng cựu Tổng thống Nelson Mandela ở Pretoria. Ảnh: AFP/TTXVN phát
Câu nói của nhà chính trị vĩ đại Nelson Mandela đã trở thành biểu tượng của tự do và bình đẳng. Ông vĩ đại không chỉ bởi quá trình đấu tranh, những năm tháng bất khuất trong chốn lao tù, hành trình xóa bỏ chế độ Apartheid hay nỗ lực hòa giải dân tộc. Ông còn bất tử bởi đã xây dựng những nền móng vững chắc cho nền dân chủ ở Nam Phi.
Nụ cười rộng mở và ánh mắt hiền hòa, Nelson Mandela đã đi vào tâm trí nhân dân Nam Phi và thế giới như một tượng đài về lòng yêu thương con người và tinh thần tự do, hòa giải dân tộc. Mặc dù là người lãnh đạo phong trào đấu tranh vũ trang của ANC, nhưng ông lại là một người tin tưởng và ủng hộ thuyết phản kháng bất bạo động của Mahatma Gandhi. Ông khẳng định đấu tranh vũ trang chỉ là hành động tự vệ và là biện pháp cuối cùng để đạt được kết quả. Mỗi sinh mạng đối với ông đều vô cùng trân quý. Bởi thế, hiếm có con người nào giành được sự yêu mến của những người da đen và cả lòng kính trọng của những người mang mọi màu da trên khắp thế giới như Nelson Mandela.
Sau khi trở thành Tổng thống, Mandela đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ người dân ổn định đời sống và áp dụng các chính sách xã hội tiến bộ ít thấy tại châu Phi. Mandela gọi tên đất nước mình là “Quốc gia cầu vồng” để nhắc đến sự đa dạng văn hóa sau khi tư tưởng phân biệt chủng tộc aparthied bị bãi bỏ. Ông cũng thuyết phục thành công các công ty đa quốc gia tiếp tục ở lại đầu tư và tích cực gây dựng hình ảnh đất nước Nam Phi với thế giới. Những nỗ lực này đã góp phần giúp Nam Phi giữ vững vị trí là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Phi, cũng là đất nước dân chủ, tiến bộ bậc nhất lục địa này.
Tháng 7- 1999, ông rời bỏ hoạt động chính trị sau khi hết nhiệm kỳ Tổng thống và trở về sống ở Transkei. Đây cũng là sự kiện hiếm hoi tại châu Phi khi một nhà lãnh đạo tự nguyện từ bỏ quyền lực. Sau khi nghỉ hưu, Mandela tiếp tục hoạt động không ngừng nghỉ cho các hoạt động thúc đẩy hòa bình, dân chủ tại châu Phi. Ông cũng dành phần lớn thời gian để tuyên truyền về đại dịch AIDS nhằm thúc giục người dân Nam Phi thay đổi suy nghĩ về đại dịch này “như một căn bệnh thông thường”.
Cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã nhấn mạnh: "Tổng thống Mandela là biểu tượng vĩ đại của công lý, là cảm hứng của nhân loại. Ông đã cống hiến cả cuộc đời vì nhân dân Nam Phi và nhân loại. Cuộc đời đó là một sự hy sinh lớn cho cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân và phân biệt chủng tộc trên thế giới".
Những đóng góp to lớn của ông trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid, chống đói nghèo, bất bình đẳng đã được đất nước Nam Phi cùng nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế trên thế giới vinh danh bằng rất nhiều giải thưởng, tiêu biểu là giải thưởng Nobel hòa bình năm 1993, giải thưởng Lenin của Liên Xô và giải thưởng Tự do của Mỹ. Đặc biệt, tháng 11-2009, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 64 đã thống nhất lấy ngày 18-7 là “Ngày quốc tế Nelson Mandela”.
Nam Phi giờ đây đã trở thành một đất nước đa chủng tộc. Các quyền con người được pháp luật bảo vệ. Tự do ngôn luận đã gần như tuyệt đối. Đây là những thành tựu dân chủ có được nhờ sự đóng góp lớn lao của Nelson Mandela - người anh hùng huyền thoại của đất nước Nam Phi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Minh Vũ
03/11/2019 12:21:30
Biên phòng - Ngày 5-12-2013, vị Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi Nen-xơn Rô-li-la-la Man-đê-la, hiện thân cho tiến trình hòa giải dân tộc Nam Phi, đã qua đời ở tuổi 95. Ngọn đèn sinh mệnh của lãnh tụ vĩ đại ấy đã tắt, nhưng di sản ông để lại cho đất nước Nam Phi nói riêng, thế giới nói chung sẽ còn sáng mãi.
Hành trình dài trên đôi chân đi tới tự do
Cậu bé Nen-xơn Rô-li-la-la Man-đê-la, sinh ngày 18-7-1918, trong một gia đình tù trưởng thuộc bộ tộc Thêm-bu, ở vùng Tran-xkê-an, Nam Phi. Thời niên thiếu, những câu chuyện cổ tích về những người anh hùng đã nuôi dưỡng ý chí đấu tranh giải phóng người da đen trong tâm trí chàng trai trẻ. Nen-xơn Man-đê-la đã học các ngành chính trị học, nhân chủng học và luật học ở nhiều trường đại học ở Nam Phi, đồng thời tham gia các hoạt động chính trị.
Năm 1948, đảng Quốc gia của người da trắng chính thức lên nắm quyền tại Nam Phi, đồng thời ban hành chính sách phân biệt chủng tộc A-pác-thai và đàn áp người bản xứ. Nhiều thập niên sau đó, các đạo luật từ chối quyền công dân cơ bản của người da đen liên tiếp được thực thi. Các cơ sở giao thông và dân sự như xe buýt, hồ bơi công cộng, cầu đi bộ, chỗ đỗ xe, sân vườn, công viên, nhà vệ sinh công cộng, rạp chiếu phim... đều có biển chỉ dẫn "Dành cho người da đen" hoặc "Chỉ dành cho người da trắng". Không chỉ trong hoạt động xã hội, người da đen còn bị phân biệt đối xử và bị kỳ thị trong các hoạt động kinh tế, chính trị. Người da đen bị ngăn cấm thành lập các liên đoàn thương mại và phải ở trong các khu nhà tập trung ổ chuột nghèo nàn, bị kiểm soát ngặt nghèo trong các ngành khai mỏ, nông trại, nhà máy...
Đạo luật hà khắc ấy khiến chàng trai trẻ Man-đê-la cùng những người bạn cùng chí hướng quyết định đứng về phía những người bị áp bức, kỳ thị. Man-đê-la sớm trở thành một người hoạt động tích cực trong phong trào chống chủ nghĩa A-pác-thai rồi gia nhập phong trào Đại hội Dân tộc Phi (ANC) năm 1942 và trở thành một thủ lĩnh không thể thiếu của ANC. Ông và những người bạn đã thành lập một công ty luật để bảo vệ lợi ích cho những người da đen, đồng thời tham gia các hoạt động chống lại chính quyền một cách ôn hòa.
Năm 1956, Man-đê-la và 150 người khác bị bắt và kết tội phản quốc vì các hoạt động chính trị, nhưng về sau, họ được tuyên trắng án. Năm 1960, ANC bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, buộc Man-đê-la phải lui vào hoạt động bí mật. Cũng năm 1960, cuộc đối đầu giữa người da đen và da trắng lên tới đỉnh điểm, khi 69 người da đen bị cảnh sát bắn chết trong cuộc thảm sát Sác-pơ-vin. Man-đê-la, lúc này là Phó Chủ tịch ANC, đã mở một chiến dịch ngầm phá hoại kinh tế. Rốt cuộc, ông bị bắt và bị buộc tội phá hoại cùng tội âm mưu lật đổ Chính phủ một cách bạo lực.
Tự bào chữa cho mình ở Tòa án Ri-vô-ni-a, Man-đê-la đã dùng chỗ đứng của mình để truyền tải lòng tin của ông về dân chủ, tự do và bình đẳng: "Tôi đã ấp ủ những lý tưởng của một xã hội dân chủ và tự do, trong đó tất cả mọi người sống hòa thuận và bình đẳng. Đó là lý tưởng mà tôi sống vì nó và sẵn sàng chết vì lý tưởng ấy".
Vào mùa đông năm 1964, ông bị kết án tù chung thân. Trong thời gian ở tù, Man-đê-la bị quản thúc trong buồng giam nhỏ hẹp chỉ có chiếc chăn trên sàn và chiếc xô vệ sinh. Ông phải lao động khổ sai ở mỏ đá vôi, cứ 6 tháng mới được nhận một lá thư và tiếp một người đến thăm. Trong tù, ông đã từng tuyên bố đanh thép rằng: "Trong suốt cuộc đời mình, tôi đã hiến dâng bản thân cho cuộc tranh đấu của người dân châu Phi. Tôi chống lại sự thống trị của người da trắng và tất cả những kẻ thống trị. Tôi ấp ủ trong lòng lý tưởng về một xã hội tự do và dân chủ, trong đó mọi người đều cùng nhau sống trong thuận hòa và có cơ hội ngang bằng. Đó là một lý tưởng tôi hy vọng sống vì nó và đạt nó. Nhưng nếu cần thiết, tôi cũng đã chuẩn bị chết vì lý tưởng này".
Trong suốt 27 năm bị giam cầm tại đảo Rốp-ben, rồi qua các nhà tù Pôn-xmo, Vích-to Véch-tơ, Man-đê-la vẫn kiên trì đấu tranh và thu phục được lòng mến mộ của các bạn đồng cảnh ngộ. Trong chốn lao tù, Man-đê-la đã xây dựng nên một hệ thống trường học làm cho nhà tù đảo Rốp-ben vốn thâm nghiêm trở thành trường "Đại học Man-đê-la". Sau khi được trả tự do vào ngày 11-2-1990, Man-đê-la đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994.
Những dấu ấn thời đại
Ngày 27-4-1994, Nam Phi tổ chức cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên và Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống da đen đầu tiên ở đất nước Cầu Vồng và cũng là Tổng thống đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Ông đã lãnh đạo xây dựng Hiến pháp mới và thiết lập Ủy ban thừa nhận sự thật và hòa giải để điều tra các hoạt động vi phạm nhân quyền trước đó, đồng thời xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy cải cách ruộng đất, đấu tranh chống đói nghèo và phát triển mạng lưới phúc lợi xã hội.
Trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống của mình, ông Man-đê-la đã thực hiện chuyển giao chế độ cầm quyền từ tay người da trắng thiểu số sang người da đen đa số. Ông đã tận dụng niềm đam mê thể thao của người Nam Phi để thúc đẩy hòa giải giữa người da đen và da trắng, khuyến khích người da đen ủng hộ đội bóng rugby quốc gia từng bị ghét bỏ. Tổng thống Man-đê-la cũng có công lớn trong vực dậy nền kinh tế Nam Phi đang trên bờ sụp đổ.
Kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên và cũng là duy nhất vào năm 1999, nhưng bước chân của Nen-xơn Man-đê-la vẫn chưa dừng lại. Ông tiếp tục tham gia vào các cuộc chiến khác, đó là chiến đấu vì người nghèo và trẻ em bất hạnh thông qua các quỹ hỗ trợ mang tên mình. Ông là người đóng vai trò tích cực trong nhiều tổ chức xã hội vì quyền con người, trong đó phải kể đến sự ủng hộ của ông đối với phong trào "Biến đói nghèo thành dĩ vãng". Ông còn thành lập Học viện Man-đê-la với tiêu chí hoạt động tập trung vào nghiên cứu, phát triển giáo dục, đào tạo để đảm bảo mọi trẻ em đều được hưởng nền giáo dục cơ bản. Hàng trăm dự án của Học viện đã được triển khai thành công và ngày càng nhân rộng.
Ông cũng đi du lịch trên khắp thế giới, gặp gỡ các nhà lãnh đạo, đứng ra hòa giải cho cuộc xung đột tại CHDC Công-gô, đồng thời kêu gọi chiến dịch phòng, chống HIV/AIDS trên toàn thế giới. Ông cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng để mang World Cup 2010 tới đất nước Nam Phi.
Trong suốt hơn 4 thập kỷ hoạt động không ngừng nghỉ, ông đã vinh dự nhận được hơn 250 giải thưởng, trong đó có giải thưởng Nô-ben Hòa bình. Tôn vinh công lao to lớn của cựu Tổng thống Nen-xơn Man-đê-la không chỉ đối với nhân dân Nam Phi, mà còn cả phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, chống đói nghèo, thúc đẩy hòa bình và hòa giải trên toàn thế giới. Năm 2009, Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố, ngày 18-7 (ngày sinh của ông) hằng năm là Ngày Quốc tế Nen-xơn Man-đê-la với thông điệp là "Man-đê-la đã dành 67 năm cuộc đời cho cuộc đấu tranh vì công bằng xã hội. Chúng ta hãy dành 67 phút trong ngày này để thay đổi thế giới quanh mình".
Ngày 5-12-2013, Nen-xơn Man-đê-la đã trút hơi thở cuối cùng, để lại bao nỗi tiếc thương cho người dân Nam Phi và thế giới. Hành trình dài trên đôi chân đi tới tự do của Ma-đi-ba (tên gọi thân mật của Nen-xơn Man-đê-la) mang lại những ý nghĩa mới về can đảm, nhân cách, tha thứ và nhân phẩm. Giờ đây, hành trình dài của ông đã kết thúc. Song, tấm gương của ông đối với toàn nhân loại vẫn tiếp tục sống. Mọi người sẽ nhớ đến ông như một người tiên phong vì hòa bình.
1
0
Nguyễn Minh Vũ
03/11/2019 12:23:14
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC) đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc. Thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi.
- Kết quả: buộc chính quyền của người da trắng phải tuyên bố xoá bỏ chế độ Apacthai năm 1993. Nen-xơn Man-đê la - lãnh tụ của ANC đã được thả tự do và được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi. Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ.
- Sau khi chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ, nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo