Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tiềm năng kinh tế vùng trung du miền núi Bắc Bộ?

Tiềm năng kinh tế vùng trung du miền núi Bắc Bộ
nêu ngắn gọn dùm mình với ạ
2 trả lời
Hỏi chi tiết
193
0
1
Anh Đỗ
03/11/2019 20:29:53
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Quốc Doanh cho biết, thực hiện Nghị quyết 37, khu vực TD&MNBB đã có sự phát triển rất ấn tượng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo ra bức tranh rõ nét trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. “Ở khu vực TD&MNBB đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa, vùng chuyên canh tập trung gắn với công nghiệp chế biến và đảm bảo an ninh lương thực. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực cho hơn 12 triệu người và góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho khoảng 3 triệu người. Các địa phương trong vùng không những đảm bảo an ninh lương thực tại vùng mà trở thành một phần hàng hóa đặc sản cung cấp cho cả nước, kể cả xuất khẩu” – Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nói.
Vùng TD&MNBB là vùng trồng chè lớn thứ nhất cả nước, đồng thời cũng là vùng cây ăn quả lớn thứ 2 toàn quốc (sau đồng bằng sông Cửu Long), với nhiều vùng cây ăn quả hàng hóa tập trung quy mô lớn phục vụ xuất khẩu như: Vải thiều (Bắc Giang), nhãn (Sơn La), cam (Hà Giang, Hòa Bình), na (Lạng Sơn), xoài (Sơn La)... Bên cạnh đó, tổ chức sản xuất của các tỉnh đã thay đổi, hình thành các hợp tác xã chuyên từng ngành hàng gắn kết với doanh nghiệp và người nông dân.
Các địa phương trong vùng cũng tích cực thực hiện tái cơ cấu trong lĩnh vực chăn nuôi, chuyển dần từ nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo trang trại, gia trại. Đáng chú ý, hiện nay, vùng TD&MNBB đã trở thành vùng trọng điểm về lâm nghiệp; từ năm 2004 đến nay, bình quân hằng năm, toàn vùng trồng thêm khoảng 100.000ha và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có. Nhờ đó, tỉ lệ che phủ rừng đã tăng từ 42,9% năm 2004 lên 55,6% năm 2018, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân.
Hệ thống công trình cơ sở hạ tầng nông thôn được quy hoạch và đầu tư xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh hoạt và phát triển sản xuất. Đời sống của người dân vùng biên giới được cải thiện đáng kể, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng-an ninh các xã dọc biên giới được củng cố, ổn định và vững chắc. Đến hết tháng 8-2019, vùng TD&MNBB có 714 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỉ lệ 26,64%, bình quân đạt 12,37 tiêu chí/xã, thấp hơn so với tỉ lệ chung của cả nước (50,8% xã đạt chuẩn và bình quân 15,26 tiêu chí/xã).
Chia sẻ về quá trình phát triển kinh tế của địa phương trong 15 năm thực hiện Nghị quyết 37, ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La cho biết, tỉnh phát triển kinh tế gắn với từng giai đoạn. Đầu tiên là tập trung chuyển đổi cơ cây trồng kém hiệu quả là ngô sang cây ăn quả; tiếp đó, chú trọng xây dựng, phát triển hợp tác xã để qua đây triển khai các đề án phát triển kinh tế. Về chính sách, tỉnh cũng xây dựng hỗ trợ theo từng thời kỳ phát triển, ban đầu là hỗ trợ trực tiếp các hộ, sau đó là hợp tác xã và hiện nay là các đơn vị chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Hướng tới nâng cao giá trị gia tăng
Theo ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ NN&PTNT, bên cạnh kết quả trên, nhìn chung, sản xuất hàng hóa nông nghiệp vùng TD&MNBB vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, tự cung tự cấp; công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch phần lớn ở dạng sơ chế, giá trị gia tăng rất thấp. Do đó, giá trị sản xuất, lợi thế cạnh tranh, thu nhập của người dân còn thấp.
Ngoài ra, việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp và đổi mới mô hình sản xuất còn chậm, hiệu quả thấp. Các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản giữa doanh nghiệp và nông dân chưa nhiều. Cơ chế chính sách đặc thù cho vùng TD&MNBB thiếu nguồn lực thực hiện nên hiệu quả còn chưa cao.
Từ thực tế đó, để phát triển ngành nông nghiệp vùng TD&MNBB, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đề nghị nên đánh giá xác định lại tác động của các chính sách hiện có đối với vùng TD&MNBB, nhất là chính sách giao đất, giao rừng. Bên cạnh đó, cần xem xét cách bảo tồn và quy hoạch, phát triển các loại rừng hiện nay đã phù hợp chưa; những lợi thế và bất lợi đối với phát triển nông nghiệp; hình thức sản xuất là doanh nghiệp hợp tác xã hay nhỏ lẻ; khả năng ứng dụng công nghệ 4.0 đối với sản xuất và kinh doanh nông nghiệp của vùng TD&MNBB...
Người dân tộc thiểu số ở Lai Châu thu hoạch thảo quả - một loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Phương Mai Từ thực tế của địa phương, ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang cho rằng, với miền Bắc nên phát triển nông nghiệp hàng hóa ở quy mô vừa và nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Cùng với đó là áp dụng triệt để tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, đào tạo tay nghề cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, thú y cơ sở và đẩy mạnh chính sách tín dụng hóa. Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La đề xuất nên tiếp tục xây dựng cụm chính sách cho việc thực hiện Nghị quyết 37 theo hướng xây dựng chính sách hỗ trợ cho vùng sản xuất lớn, sản xuất tập trung. Trung ương cũng cần phải có định hướng cho các tỉnh, tập trung cho sản xuất hàng hóa mặt hàng nào để phát triển ổn định.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, vùng TD&MNBB còn dư địa và giàu tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp. Mục tiêu hướng tới là nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai. Theo ông Doanh, Bộ Chính trị tiếp tục có nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du miền núi phía Bắc. Các chính sách đối với vùng này cần cụ thể, mang tính đặc thù; đặc biệt là chính sách về hạ tầng giao thông. Từ đó, phát triển thế mạnh chung của vùng gắn với thế mạnh địa phương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Haha
03/11/2019 20:30:33
Ngắn gọn mà bác

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư