Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cách phân biệt các loại phân bón đạm, lân, ka-li, NPK dựa theo các tính chất màu sắc, mùi, khả năng hòa tan trong nước. Cho biết biện pháp bón phân phù hợp cho mỗi loại

Cách phân biệt các loại phân bón đạm, lân, ka-li, NPK dựa theo các tính chất màu sắc, mùi, khả năng hòa tan trong nước. Cho biết biện pháp bón phân phù hợp cho mỗi loại
2 trả lời
Hỏi chi tiết
531
4
0
Cún ♥
04/11/2019 13:07:30
1/ Đạm
Đối với cây trồng Đạm đóng vai trò hình thành protein , là thành phân cơ bản của sự sống. Đạm tham gia vào cấu tạo của axitnueic, có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất.
Phân đạm là thức ăn chính của cây, giúp cho chồi, cành lá phát triển; lá có kích thước to sẽ tăng khả năng quang hợp từ đó làm tăng năng suất cây trồng.
  • Đặc điểm:
– Dễ sử dụng, không làm thay đổi độ pH của đất
– Dễ bay hơi, nên thất thoát từ 30 – 40% so với lượng cung cấp cho cây trồng
– Cần thiết cho cây trồng lấy lá
  • Cách dùng hiệu quả:
– Dùng phân đạm với liều lượng vừa đủ, tránh hiện tượng dư thừa, chia ra bón làm nhiều lần
– Không nên bón phơi trên bề mặt ruộng, vườn, khi bón thao tác cần cẩn thận
– Đạm được dùng để bón thúc là chính, tuy nhiên nếu đất xấu cần bón thêm đạm để cho cây non có điều kiện hấp thụ dễ dàng hơn
– Đối với cây có nhu cầu cần nhiều đạm, nên chia ra bón nhiều lần, nhất là đối với chân đất chua, độ mùn trong đất kém, dung tích hấp thụ thấp
– Bón theo đúng nhu cầu của cây trồng và đất đai:
+ Đối với cây trồng cạn (ngô, mía, bông …): bón đạm nitrat
+ Đối với cây lúa nước: bón đạm Clorua hoặc SA
+ Cây họ đậu: bón 20 – 30 kg N/ha (tốt nhất nên trộn với phân chuồng đạ hoai mục)
+ Đất sình, trũng, ruộng bùn sâu cần cân nhắc kỹ khi bón đạm
+ Ruộng chứa nhiều chất hữu cơ không nên bón nhiều đạm. Nếu bón nhiều đạm cây sẽ bị lốp đỗ, lúa bị đạo ôn
– Kết hợp bón với phân kiềm, tro hoặc vôi kẻo chua đất, hiệu lực kém
– Không bón khi trời mưa giông hay nắng gắt, kết hợp làm sạch cỏ vườn, xới tôi đất xốp.
  • Bảo quản:
– Bảo quản nơi khoa ráo, thoáng mát, không tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
– Không đổ phân đạm ra nền, không tựa vào tường, phải để vào bao giấy tốt hoặc bao nilong và kê cao trên mặt đất.
– Sau khi bón xong còn dư phân nên để phân vào bao nilong, cột kín để tránh phân tiếp xúc với môi trường ẩm bên ngoài
– Không để chung phân đạm với các loại phân khác
 
2/ Lân
Lân rất cần cho giai đoạn phát triển của rễ và sự phát triển mầm cây ở giai đoạn cây non
  • Đặc điểm:
– Phân lân được sản xuất theo cách dùng axit sunphuric để khử quặng thành lân supe, nên loại phân lân này thường có độ pH từ 4 -4.5 (gây chua đất)
– Phân lân nung chảy có tính kiềm (PH = 8 – 8,5) vì quặng được nung chảy ở nhiệt độ cao thành lân. Do đó cần kiểm tra để biết đất ruộng là chua, trung tính hay kiềm mà chọn lân thích hợp.
– Phân lân chậm phân giải cho nên hiệu lực tồn dư của phân vụ trước có thể kéo dài sau 2 – 3 vụ
– Khả năng phân giải chậm, ít bụ rửa trôi và mất đi, khuếch tán chậm và không xa
  • Lưu ý khi bón phân lân
– Đối với đất
+ Đất chua nên bón lân nung chảy,
+ Đất hơi chua hoặc trung tính nên bón supe lân.
+ Đất cát nghèo, đất bạc mùa, đất phù sa nặng chua, đất phèn, đất đồi laterit chua, đất phù sa trũng và lầy nên dùng lân nung chảy
+ Khi bón phân lân phải giữ độ ẩm cho đất, không để đất khô.
– Đối với cây trồng
+ Cây cần nhu cầu lân cao: cây họ đậu, mía, cói, dâu tằm, su hào, bắp cải, súp lơ…cần bón mỗi vụ
– Cách bón:
+ Trộn với đất để phân gần rễ sẽ tốt hơn.
+ Lưu ý không trộn phân lân nung chảy với phân chuồng hay phân hữu cơ khác để tránh mất lương đạm
– Mục đích bón:
+ Bón lót là chủ yếu để cung cấp kịp thời cho cây trồng phát triển bộ rễ
+ Để tăng hiệu quả supe lân nên ủ cùng phân chuồng sẽ làm tăng hiệu suất của lân, hạn chế sự cố định của đất.
 
3/ Kali
  • Đặc điểm:
– Là phân tan nhanh, dễ gây cháy lá, héo rễ non và long hút của cây khi tiếp xúc trực tiếp
– Dễ bay hơi và bị rửa trôi, tồn tại lâu trong nước ruộng sẽ gây ra độc tố
– Đất nặng – đất sét, đất thịt nặng và đất thịt trung bình giàu kali
– Đất bạc màu, đất xám đất thịt nhẹ mới nghèo kali không đủ cung cấp cho cây
– Các loại cây cần nhiêu kali nhất là cây lấy Củ (khoai, sắn), cây lấy đường (mía), cây lấy sợi (bông, đay gai, dứa sợi, dâu tằm), cây ăn qủa (dừa, chuối).
  • Lưu ý khi bón Kali
Tùy thuộc vào nhu cầu của cây trồng, loại đất, giai đoạn sinh trưởng và phát triển mà chọn liều lượng bón cho phù hợp.
+ Thời kỳ sinh trưởng cây cần ít, thời phát triển sinh thực cần nhiều đặc biệt là cây lấy củ và quả.
Nhưng lưu ý cần dùng phân K cho cả 2 giai đoạn trên
– Đối với đất trồng
+ Đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, đất đỏ vàng: cần bón đủ hoặc cao hơn nhu cầu K mà cây trồng cần
+ Đất cày vùi rơm rạ, bón nhiều phân chuồng hoặc đất tỷ lệ sét cao, đất mặn, đất lầy, đất than bùn, đất mùn trên núi cao: thì nhu cầu K ít
+ Đối với đất trung thính nên kịp thời bón thêm vôi khi bón Kali
+ Nếu 2 vụ gieo trồng kề liền nhau, đất không .được nghỉ nên chú ý bón lót và bón thúc vào trước lúc ra hoa. Nếu đất được nghỉ lâu chi cần chú ý bón thúc theo kỳ sau
– Cây trồng:
Năng suất càng cao thì nhu cầu cây cần Kali càng nhiều
Các loại cây có phản ứng tích cực với phân kali là: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, sắn, bông, đay, v.v..
+ Với cây ngắn ngày có thể bón lót và bón thúc
+ Với cây dài ngày nên bón kali lúc cày bừa, hàng năm nên bón bổ sung vào đầu vụ đông.
+ Đối với lúa, bón kali vào trước khi lúa làm đồng là có hiệu quả nhất.
+ Cây hút rất nhiều kali, số lượng hút hàng năm (hay vụ) 200kg K2O / ha: cây dứa, cây chuối, cây dừa, cây cam, cây chanh, cọ dầu, cọ lấy lá, cây mía, sắn, khoai lang, bông, đay, gai, cói, thuốc lá, cỏ dùng cho gia súc, cây khoai tây.
+ Cây hút kali vào loại trung bình 100 – 200 kg K2O/ha/năm: cây lúa, cây ngô, kê, cây lạc, cây đậu, đỗ, cây cà phê, cao su, điều, ca cao.
– Cây hút kali thấp: Các loại rau ăn lá, đậu, rau, chè.
– Cách bón:
+ Nên bón nhiều lần để hạn chế rửa trôi, không nên bón lượng lượng lớn 1 lúc
+ Không nên bón phân phơi lên mặt ruộng, vườn; nên trộn vào đất, bón sâu, vùi kỹ tránh rừa trôi
+ Khi bón tránh thời điểm lá còn ướt làm phân dính vào lá. Một số trường hợp lại có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây kết hoa, làm củ, tạo sợi, nhưng cần chú ý về nồng độ và không tiến hành vào những thời điểm khô, nóng
+ Dùng phân K để bón lót hoặc bón thúc, đặc biệt cần thiết cho đất vụ trước trồng cây lấy củ
 
Với các thông tin trên hy vọng bà con đã nắm được các kỹ thuật bón từng loại phân đạm, lân, kali như thế nào là phù hợp với đất đai và nhu cầu cây trồng đang được canh tác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
le trang
04/11/2019 15:04:36
Cách phân biệt :
Cho mỗi loại 1 ít vào nước ta được 2 nhóm :
Nhóm 1 : Hòa tan gồm Đạm và Kali
Tiếp tục đem đốt trên than nóng
Có mùi khai : Là đạm
Không mùi khai : Kali
Nhóm 2 : Không hoặc ít tan gồm vôi và lân
quan sát màu sắc :
Màu trắng, dạng bột :vôi
Nâu, sẫm, trắng xám : lân
Đạm và Kali dùng bón thúc
Lân và Vôi dùng bón lót
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Công nghệ Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo