Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Anh chị hãy trình bày suy nghĩ về câu danh ngôn: Đừng xấu hổ khi không biết chỉ xấu hổ khi không học

Anh chị hãy   
 
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
660
1
2
光藤本
06/11/2019 22:01:24



 

 

Con người ta có thể phân hơn thua nhau ở học vấn, trình độ một cách rạch ròi, nhưng khó thể chắc rằng hiểu biết hơn nhau, bởi tri thức của nhân loại là vô tận, có vô vàn thứ trên đời mà có người biết về lĩnh vực này, người lại biết về lĩnh vực khác, khó có thể so bì. Chính vì vậy, chúng ta không ngại việc không biết cái người ta đã biết, chỉ ngại ta không chịu học để biết được cái đó, người xưa đã có câu "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học". Tri thức vô biên của nhân loại đang chờ đợi chúng ta tìm đến, ai cũng phải học mới biết đến chúng, chúng ta không thể trách mình không biết, chỉ trách bản thân chúng ta không chịu học.

"Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học", trong câu nói này, "xấu hổ" được nhắc đến trong hai hoàn cảnh khác nhau nhưng lại cùng mang một ý nghĩa, đó là một trạng thái của cảm xúc tự thấy khó chịu, thẹn thùng trước một điều gì đó, các cảm xúc này thường liên quan đến những đánh giá, nhận xét tiêu cực về bản thân hoặc tự bản thân nhận thấy kém cỏi hơn so với những người khác. Sự xấu hổ thường bắt nguồn từ việc so sánh hành động của bản thân với tiêu chuẩn của bản thân hay tiêu chuẩn của bối cảnh xã hội đương thời. Trong câu nói, "không biết" được hiểu là kém hiểu biết, chưa có kiến thức về một vấn đề, lĩnh vực nào đó, "không học" là trạng thái không muốn tìm hiểu, học hỏi và tiếp thu tri thức, kiến thức. Như vậy, câu nói trên đã chỉ ra rõ sự khác nhau giữa không biết và không học, không nên xấu hổ nếu không biết, nhưng đã không học thì nên xấu hổ, đồng thời nhắc nhở con người về ý nghĩa của việc học, đừng để bản thân phải xấu hổ vì không học. Vậy tại sao lại "đừng xấu hổ khi không biết"? Thực ra rất dễ hiểu, bởi tri thức của nhân loại suốt hàng nghìn năm nay rất bao la vô tận, ngược lại khả năng nhận thức và tiếp thu của con người lại có hạn, không ai có thể biết hết được tất cả những tri thức. Con người cũng không tự nhiên nắm được tri thức nếu không học, tri thức không tự đi vào đầu nếu con người không tiếp thu, ghi nhớ và học hỏi, nếu chưa học thì điều dĩ nhiên là chưa biết, và đó là một điều phù hợp với lẽ tự nhiên, không có gì khiến ta phải xấu hổ. Nhưng đặt vào trường hợp không học, quả thực chúng ta rất đáng phải tự xấu hổ về bản thân mình. Học là quá trình tự tìm kiếm, thu nhận và tiếp thu tri thức, nó có vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thiện con người và đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Toàn bộ những tri thức của nhân loại đều có thể tiếp thu được nếu con người chịu học hỏi, chỉ khi không học mới nằm ngoài luồng tri thức, khi người ta đã học và biết đến còn ta vì không học mà "mù thông tin", "mù tin tức" đó mới là lỗi ở chính ta, ta phải xấu hổ vì bản thân quá lười nhác, không có ý thức học tập. Việc chúng ta không học đồng nghĩa với việc chúng ta mãi tụt hậu, không có sự tiến bộ, không theo kịp được xu thế của xã hội thì sớm muộn chúng ta cũng bị đào thải bởi xã hội. Bản thân chúng ta muốn phát triển, cầu tiến và có tương lai xán lạn, bắt buộc phải không ngừng học tập, nếu không học là ta đang vô trách nhiệm với chính mình. Xã hội đang thay đổi từng ngày, nếu ta không học cũng không thể biết được tầm hiểu biết của mình đến đâu, đang thiếu sót những gì và cần phải học tập thêm những gì. Khi không biết cái gì phải học cái đó, không được bỏ qua, không được giấu dốt, tuy nhiên, cũng phải biết lựa chọn cái hay, cái tốt để học tập, tránh học tập những thứ tiêu cực, đồi bại và vô văn hóa. Có nghĩa là phải học tập một cách có chọn lọc, có phương pháp và toàn diện.

https://thuthuat.taimienphi.vn/suy-nghi-ve-cau-noi-dung-xau-ho-khi-khong-biet-chi-xau-ho-khi-khong-hoc-46296n.aspx 
Câu tục ngữ như một lời động viên và nhắc nhở chúng ta hãy tự tin thú nhận những thứ mình chưa biết và phải cố gắng học tập để tìm đến với những thứ đó. Người học sinh chúng ta đang được đặt trên vai nghĩa vụ học tập cao cả, nếu như không chịu học tức là chối bỏ nghĩa vụ đó, khi ấy chính chúng ta khiến mình phải xấu hổ với bạn bè, thầy cô, có lỗi với chính mình, gia đình và xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thùyy Dungg
06/11/2019 22:01:53
1. Giải thích
- Xấu hổ: trạng thái tâm lí khi e thẹn, mất tự tin trước những người, những việc mình không quen biết hoặc khi làm sai điều gì đó.
- Không biết: không tường minh, không rõ ràng, thuộc về khách quan.
- Không học: ý thức chủ quan của mỗi người, có điều kiện mà không học.
- Không học dẫn đến không biết.
- Câu tục ngữ của người Nga để lại bài học sâu sắc, nhắc nhở con người ta về vai trò to lớn của việc học. Ta chỉ xấu hổ khi không học, không tích lũy kiến thức cho bản thân. Đó là lí do khiến ta không biết. Do vậy, nhắc nhở chúng ta thấy tầm quan trọng của học thức. Chỉ có học tập mới mở ra cho chúng ta những chân trời mới.
2. Phân tích, bình luận
a. Tại sao chỉ xấu hổ khi không học?
- Mỗi chúng ta sinh ra, vạch xuất phát đều như nhau, ai tận dụng được thời gian, công sức nhiều hơn vào việc học, người đó là người giành chiến thắng.
- Không học sẽ không biết gì về thế giới, là người mù thông tin, mãi mãi tụt hậu so với sự tiến bộ của xã hội.
- Không học là không biết chuẩn bị cho mình những hành trang vào cuộc sống. Cái rễ của học vẫn thì cay đắng nhưng thành quả của nó lại ngọt ngào.
b. Biểu hiện thành công, không xấu hổ khi biết tích lũy kiến thức nhờ việc học
- Không một ai thành công khi không học. Học từ nhiều nguồn khác nhau: thầy cô, bạn bè, sách vở, học từ trường đời.
- Có kiến thức, con người tự tin thể hiện bản thân mình ở những cuộc thi.
- Kiến thức mang lại cho chúng ta vinh quang, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
- Chỉ có học vấn mới mang lại sự phát triển cho xã hội.
c. Mở rộng
- Không chỉ học kiến thức văn hóa mà còn tích lũy kiến thức xã hội, kĩ năng, thái độ.
- Không chỉ tự làm giàu kiến thức cho mình mà còn phải san sẻ những gì mình tích lũy được cho người khác. Cho đi là còn mãi.
- Phê phán những người lười học, mãi mãi là kẻ không biết hoặc biết ít mà thích thể hiện, biết nửa vời lại luôn khoa môi múa mép.
3. Bài học hành động và liên hệ bản thân
Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em đang có nhiều cơ hội nhất để tích lũy kiến thức, em phải chăm ngoan, học giỏi, học hành chăm chỉ, chinh phục những đỉnh cao tri thức.
0
0
Bộ Tộc Mixi
06/11/2019 22:02:06
Con người ta có thể phân hơn thua nhau ở học vấn, trình độ một cách rạch ròi, nhưng khó thể chắc rằng hiểu biết hơn nhau, bởi tri thức của nhân loại là vô tận, có vô vàn thứ trên đời mà có người biết về lĩnh vực này, người lại biết về lĩnh vực khác, khó có thể so bì. Chính vì vậy, chúng ta không ngại việc không biết cái người ta đã biết, chỉ ngại ta không chịu học để biết được cái đó, người xưa đã có câu "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học". Tri thức vô biên của nhân loại đang chờ đợi chúng ta tìm đến, ai cũng phải học mới biết đến chúng, chúng ta không thể trách mình không biết, chỉ trách bản thân chúng ta không chịu học.
"Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học", trong câu nói này, "xấu hổ" được nhắc đến trong hai hoàn cảnh khác nhau nhưng lại cùng mang một ý nghĩa, đó là một trạng thái của cảm xúc tự thấy khó chịu, thẹn thùng trước một điều gì đó, các cảm xúc này thường liên quan đến những đánh giá, nhận xét tiêu cực về bản thân hoặc tự bản thân nhận thấy kém cỏi hơn so với những người khác. Sự xấu hổ thường bắt nguồn từ việc so sánh hành động của bản thân với tiêu chuẩn của bản thân hay tiêu chuẩn của bối cảnh xã hội đương thời. Trong câu nói, "không biết" được hiểu là kém hiểu biết, chưa có kiến thức về một vấn đề, lĩnh vực nào đó, "không học" là trạng thái không muốn tìm hiểu, học hỏi và tiếp thu tri thức, kiến thức. Như vậy, câu nói trên đã chỉ ra rõ sự khác nhau giữa không biết và không học, không nên xấu hổ nếu không biết, nhưng đã không học thì nên xấu hổ, đồng thời nhắc nhở con người về ý nghĩa của việc học, đừng để bản thân phải xấu hổ vì không học. Vậy tại sao lại "đừng xấu hổ khi không biết"? Thực ra rất dễ hiểu, bởi tri thức của nhân loại suốt hàng nghìn năm nay rất bao la vô tận, ngược lại khả năng nhận thức và tiếp thu của con người lại có hạn, không ai có thể biết hết được tất cả những tri thức. Con người cũng không tự nhiên nắm được tri thức nếu không học, tri thức không tự đi vào đầu nếu con người không tiếp thu, ghi nhớ và học hỏi, nếu chưa học thì điều dĩ nhiên là chưa biết, và đó là một điều phù hợp với lẽ tự nhiên, không có gì khiến ta phải xấu hổ. Nhưng đặt vào trường hợp không học, quả thực chúng ta rất đáng phải tự xấu hổ về bản thân mình. Học là quá trình tự tìm kiếm, thu nhận và tiếp thu tri thức, nó có vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thiện con người và đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Toàn bộ những tri thức của nhân loại đều có thể tiếp thu được nếu con người chịu học hỏi, chỉ khi không học mới nằm ngoài luồng tri thức, khi người ta đã học và biết đến còn ta vì không học mà "mù thông tin", "mù tin tức" đó mới là lỗi ở chính ta, ta phải xấu hổ vì bản thân quá lười nhác, không có ý thức học tập. Việc chúng ta không học đồng nghĩa với việc chúng ta mãi tụt hậu, không có sự tiến bộ, không theo kịp được xu thế của xã hội thì sớm muộn chúng ta cũng bị đào thải bởi xã hội. Bản thân chúng ta muốn phát triển, cầu tiến và có tương lai xán lạn, bắt buộc phải không ngừng học tập, nếu không học là ta đang vô trách nhiệm với chính mình. Xã hội đang thay đổi từng ngày, nếu ta không học cũng không thể biết được tầm hiểu biết của mình đến đâu, đang thiếu sót những gì và cần phải học tập thêm những gì. Khi không biết cái gì phải học cái đó, không được bỏ qua, không được giấu dốt, tuy nhiên, cũng phải biết lựa chọn cái hay, cái tốt để học tập, tránh học tập những thứ tiêu cực, đồi bại và vô văn hóa. Có nghĩa là phải học tập một cách có chọn lọc, có phương pháp và toàn diện.
Câu tục ngữ như một lời động viên và nhắc nhở chúng ta hãy tự tin thú nhận những thứ mình chưa biết và phải cố gắng học tập để tìm đến với những thứ đó. Người học sinh chúng ta đang được đặt trên vai nghĩa vụ học tập cao cả, nếu như không chịu học tức là chối bỏ nghĩa vụ đó, khi ấy chính chúng ta khiến mình phải xấu hổ với bạn bè, thầy cô, có lỗi với chính mình, gia đình và xã hội.
4
0
Nguyễn Công Tỉnh
06/11/2019 22:02:49
Mở bài : Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.
- Thân bài :
+ Giải thích câu tục ngữ: xấu hổ; Thái độ của con người đối với việc học và sự hiểu biết.
+ Bàn bạc:
Tại sao đừng xấu hổ khi không biết? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả.
Tại sao chỉ xấu hổ khi không học? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh bang tế thế” , đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn, hoàn hảo hơn.
Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học phải kết hợp với hành,…
+ Bài học rút ra: Không giấu dốt, không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố gắng học tập vươn lên. Khẳng định việc học là một nghĩa vụ thiêng liêng, không chịu học là điều đáng xấu hổ. Không xấu hổ khi không biết nhưng không lấy đó làm điều để tự đánh lừa mình, để biện hộ cho thái độ không chịu học tập, tìm hiểu thêm. Phải biết xấu hổ nhưng xấu hổ đúng với điều cần xấu hổ và biết phấn đấu để không còn phải xấu hổ nữa.
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa xâu xa của câu tục ngữ " Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học " và những bài học mà bản thân cần ghi nhớ từ câu tục ngữ trên. Và phải luôn luôn nhắc nhở bản thân rằng “học, học nữa, học mãi…”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×