I. TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
1. Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh
a. Sử dụng những tri thức về tự nhiên (Địa lí, Sinh học,…); Những tri thức về xã hội (Văn hoá, Lịch sử,…).
b.Mục đích của văn bản thuyết minh là tri thức, cơ sở của văn bản thuyết minh cũng là tri thức.
c. Không thể chỉ sử dụng trí tưởng tượng, phán đoán, suy luận làm phương thức xây dựng văn bản thuyết minh.
2. Phương pháp thuyết minh
a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
Các câu trên đều có từ "là" - từ biểu thị nhận định mang tính định nghĩa, giải thích.
- Phần vị ngữ sau từ "là" thường nêu những kiến thức khái quát về bản chất, đặc trưng, tính chất của đối tượng đứng trước từ "là". Trong văn bản thuyết minh, những loại câu văn định nghĩa, giải thích này đóng vai trò nêu vấn đề, đưa ra nội dung cần thuyết minh.
b. Phương pháp liệt kê
Gợi ý: Người viết đã sử dụng phương pháp liệt kê để kể ra lần lượt các biểu hiện của đối tượng theo trật tự từ lớn đến nhỏ (hoặc ngược lại), giúp người đọc nắm được đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, sáng rõ.
c. Phương pháp nêu ví dụ
Gợi ý: Việc nêu ra ví dụ cụ thể về thái độ nghiêm khắc với những người hút thuốc lá nơi công cộng có tác dụng thuyết phục về ý thức giữ gìn sức khoẻ cộng đồng, đồng thời nhấn mạnh và kêu gọi mọi người nhìn nhận vấn đề thuốc lá một cách nghiêm túc.
d. Phương pháp dùng số liệu
Gợi ý: Các số liệu có ý nghĩa thuyết minh cho tầm quan trọng của thực vật nói chung, cỏ nói riêng một cách cụ thể, chân xác. Trong văn bản thuyết minh, nhất đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên, các số liệu là cơ sở quan trọng để người viết thuyết minh về một vấn đề gì đó. Số liệu sử dụng trong văn bản thuyết minh phải có độ tin cậy cao, được chứng thực bằng phương pháp khoa học.
e. Phương pháp so sánh
Thuyết minh về độ rộng lớn của biển Thái Bình Dương, người viết đã tiến hành so sánh với các đại dương khác để giúp người đọc có được ấn tượng cụ thể về diện tích của nó. Phép so sánh có tác dụng làm nổi bật, cụ thể hoá đối tượng cần thuyết minh.
g. Phương pháp phân loại, phân tích
- Người ta áp dụng phương pháp này đối vớ sự vật đa dạng, nhiều cá thể để phân loại, trình bày rõ ràng.
- Để trình bày các đặc điểm của thành phố Huế, người ta phải dùng phương pháp nhân loại, phân tích:
+ Trung tâm văn hóa, nghệ thuật.
+ Thiên nhiên Huế rất đẹp.
+ Các kiến trúc của Huế rất nổi tiếng.
+ Món ăn của Huế rất phong phú, đa dạng.
+ Huế đấu tranh kiên cường.
+ Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng
II. LUYỆN TẬP
1.
- Tác hại của việc hút thuốc lá đối với người hút;
- Tác hại của việc hút thuốc lá đối với cộng đồng;
- Tỉ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam so với các nước Âu - Mĩ;
- Hút thuốc lá và hành vi văn hoá;
- Việc chống hút thuốc lá ở các nước phát triển;
- Thực trạng sức khoẻ cộng đồng ở Việt Nam.
Nghĩa là, người viết phải mở rộng phạm vi tìm hiểu xung quanh vấn đề cần thuyết minh.
2.
- So sánh.
- Đối chiếu
- Nêu số liệu
- Phân tích từng tác hại.
3. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Ngã Ba Đồng Lộc là giao điểm…
- Phương pháp liệt kê: Liệt kê số tuổi đời của 10 cô gái và liệt kê số lượng những trận bom hằng ngày, nhiệm vụ của 10 cô gái lấp bom, số lần bị vùi lấp.
4.
- Nhiều bạn học chưa tốt.
- Nhiều bạn có điều kiện học tốt nhưng còn ham chơi.
- Có bạn có cảnh gia đình khó khăn, thường bỏ học.
- Có những bạn vốn kiến thức lớp dưới yếu, tiếp thu chậm. Đối với những nhóm học sinh đó nên có những phương pháp giúp đỡ khác nhau là hợp lí.