Trong một sáng tác của mình, nhà thơ Huy Cận viết:
Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững
Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa
Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa
Với bốn câu thơ trên, Huy Cận đã khái quát được một cách khá đủ đầy về nội dung của văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại nói riêng.
Có thể nói lịch sử văn học Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước suốt bốn ngàn năm qua. Hình ảnh Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa là hình ảnh thật đẹp về các tác gíả văn học. Từ Trần Quôc Tuấn đến Phạm Ngũ Lão, đến Nguyễn Trãi và cả sau này là Nguyễn Đình Chiểu... mỗi nghệ sĩ vừa là một người anh hùng trận mạc, luôn kiên định ý chí chiến đấu chống giặc ngoại xâm vừa là một người nghệ sĩ rất mực tài hoa. Các sáng tác của họ phần lớn thể hiện hai giá trị nội dung lớn: giá trị hiện thực (trong và thật giữa hai bờ suy tưởng) và giá trị nhân đạo (sống hiên ngang mà nhân ái chan hoà).
Thời phong kiến, đất nước Việt Nam thường xuyên phải đối chọi với những đạo quân xâm lược phương Bắc. Hầu hết các thi sĩ cũng chính là những người anh hùng trong công cuộc đấu tranh giữ nước. Mỗi sáng tác văn chương của họ đều phản ánh rất rõ không khí thời đại mình. Có thể hình dung rõ điều này qua các sáng tác văn học thời đại Lí Trần. Từ Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận) đến Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) đến Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu), Qui hứng (Nguyễn Trung Ngạn)... tất cả đều thể hiện rõ nét tấm lòng yêu nước của con người thời đại này. Lòng yêu nước có khi là niềm tự hào đần tộc, tự hào về những chiên công oanh liệt, tự hào về con người thời đại mình... nhưng cũng có khi được biểu hiện trong nỗi nhớ nhà, nhớ quê của người đang đi sứ...
Xa quê, nhớ quê là tình cảm thường thấy ở mỗi người. Với Nguyễn Trung Ngạn, nỗi nhớ quê trở về thật tự nhiên và tự cất thành những câu thơ giản dị:
Lão tang diệp lạc tàm phương tận,
Tào đạo hoa hương giải chính phì.
(Dâu già lá rụng tằm vừa chín
Lúa sớm nở hoa thơm, cua đang lúc béo.)
Tiêu điểm của nỗi.nhớ trong Nguyễn Trung Ngạn không phải là những gì quá lớn lao, hùng vĩ mà đơn giản chỉ là những hình ảnh dân dã, quen thuộc của quê hương như cây dâu già, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông sớm thoảng mùi hương, cua đang lúc béo. Cuộc sống sung sướng đất Giang Nam không làm tác giả quên đi hình ảnh quê hương mà ngược lại nó càng làm nhà thơ nhớ thương nơi quê nhà nghèo khó. Hình ảnh thơ quen thuộc lại làm xúc động lòng người bởi nó gắn bó máu thịt với mỗi cuộc đời, bởi nó được nói lên một cách chân thực, tự nhiên.
Nếu ỏ hai câu đầu lòng yêu nước của Nguyễn Trung Ngạn được thể hiện thầm kín qua nỗi nhớ quê hương thì đến haL.câu cuối tác giả trực tiếp nói lên tâm trạng của mình:
Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo,
Giang Nam tuy lạc bất như qui.
(Nghe nói ở nhà dẫu nghèo vẫn tốt,
Đất Giang Nam tuy vui cũng chẳng bằng về nhà.)
Bằng kiểu câu khẳng định tuy... bất... và biện pháp nghệ thuật đốì lập bần diệc hảo, Nguyễn Trung Ngạn đã thể hiện niềm mong mỏi được trở về quê hương đất nước mình. Từ đây, chúng ta có thể cảm nhận được một cách gián tiếp niềm tự hào của tác giả. Với Nguyễn Trung Ngạn, sống sung sướng nơi đất khách không bằng được sống nơi quê nhà
Gắn liền với hiện thực về lòng yêu nước là tinh thần nhân văn, là tư tưởng nhân nghĩa lớn lao. Trong Bạch Đàng giang phú, Trương Hán Siêu đã khẳng định, đề cao con người, đạo lí chính nghĩa, qua nỗi niềm cảm khái trước cảnh, sông Bạch Đằng trong hiện tại. Tác giả phân tích khá thấu đáo về ba yếu tố làm nên sự thắng lợi của một cuộc chiến (thiên thời, địa lợi, nhân hoà) và đi đến kết luận: Trời cho ta thế hiểm, nhưng điều quyết định là ta có nhân tài giữ cuộc điện an:
Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng,
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.
Thông qua lời vẳn, Trương Hán Siêu muốn khẳng định vai trò, vị trí của con người, gợi lại hình anh Trần Hưng Đạo với câu nói đã lưu danh sử sách: “Kim niển, tặc nhàn" (Năm nay giặc đến dễ dánh). Theo binh pháp cổ, muốn thắng trong chiến trận, cần ba yêu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Bài phú có nói đến ba yếu tố: thiên thời (trời cũng chiều lòng người), địa lợi (đất hiểm), nhân hoà (nhân tài). Tuy nhiên, thắng giặc không cốt ở đất hiểm mà chủ yêu là ở đức lớn, ở sức mạnh của con người:
Giặc tan muôn thuở thanh bình.
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.
Đến Nguyễn Trãi, tinh thần nhân văn được thể hiện thành tư tưởng nhân nghĩa lớn lao, xuyên suôt Đại cáo bình Ngô. Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ngay trong những câu văn đầu tiên:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là yên dân, an dân, là thương dân, yêu dân, coi dân như con. Nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược, dó chính là điểm mới mẻ, tiến bộ trong quan niệm nhân nghĩa này. Dân là xuất phát điểm, là động lực và cũng là mục đích để đội quân điếu phạt tiễu trừ bạo tàn. Chính điều đó làm nên sự sâu sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
Trên lập trường nhân bản, bài cáo đã vạch trần tội ác tày trời của giặc:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi...
Bằng nhãn quan nhân nghĩa, Nguyễn Trãi thấu suốt mọi tội ác của quân Minh. Hiện thực về sự dã man, bạo tàn được phơi bày không che đậy. Không thấu hiểu nỗi đau đớn muôn dân phải chịu đựng, chắc chắn Nguyễn Trãi không thể viết được những câu văn đanh thép mà đau đớn như thế. Và cũng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã tuyên cáo về tội ác trời biển không thể dung thứ của giặc bằng những câu văn hình ảnh, thấm đẫm nỗi xót xa, căm phẫn:
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Càng căm phẫn quân bạo tàn, ngạo ngược, đội quân điếu phạt càng ra sức chiến đấu trừng trị bọn chúng:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Đấu lại với bạo tàn lẽ tất nhiên phải dùng bạo lực. Nhưng với nghĩa quân Lam Sơn, bạo lực phải đi kèm với nhân nghĩa. Và không chỉ là nhân nghĩa thông thường mà còn là đại nghĩa, chí nhân - nghĩa là nhân nghĩa ở mức tuyệt đỉnh. Nhân nghĩa trở thành dộng lực để đạo quân Lam Sơn xoay chuyển tình thế từ yếu sang mạnh và chiến thắng đến với đội quân nhân nghĩa là tất yếu. Nhân nghĩa trở thành đường lối, trở thành kế sách đánh giặc tấn công.
Tấm lòng nhân nghĩa đó không chỉ dành cho muôn dân nước nhà. Nó còn được rộng mở, biểu hiện bằng sự khoan dung đối với quân giặc. Khi quân Minh bại trận, tướng giặc như hổ đói vẫy đuôi, quân ta đã mở đường hiếu sinh tha chết cho chúng, thậm chí còn cấp cho thuyền ngựa để chúng dẫn tàn quân về nước:
Mã Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc;
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run
Có thể nói tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt bài cáo, làm nên vẻ đẹp nhân văn cao cả của một tác phẩm văn chương, thể hiện tinh thần nhân đạo trong tầm tư của nhà chiến lược đại tài, của người anh hùng suốt đời vì dân, vì nưởc.
Có lẽ khi viết những dòng thơ trên kia, Huý Cận đã xuất phát từ các sáng tác trên đây để nhận định một cách chính xác và tài hoa về nội dung thơ văn Việt Nam nói chung và thơ văn thời kì trung đại nói riêng. Cảm nhận đó cũng chính là nền tảng cơ sở để nhà thơ và những thế hệ đi sau sẽ nối tiếp những nội dung tiêu biểu của văn học đất nước mình.