Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giá trị của hai từ láy lom khom lác đác trong bài qua đèo ngang là gì

Giá trị của hai từ láy lom khom lác đác trong bài qua đèo ngang là gì ạ
Giúp mih vs 
Cammon ạ
5 trả lời
Hỏi chi tiết
2.352
4
1
Đỗ Dũng
10/11/2019 20:40:09

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

''Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà''

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Đỗ Dũng
10/11/2019 20:40:19

Nhà thơ đã vẽ nên cảnh vài chú tiều đang nhặt củi dưới chân núi và mấy nhà chợ vắng vẻ bên sông nhưng bằng nghệ thuật đảo ngữ đặc sắc, tác giả đã tạo nên hai câu thơ đầy sức gợi. Theo cách diễn đạt thông thường, hai câu thơ trên được viết là: Vài chú tiều lom khom dưới núi (hoặc: Vài chú tiều dưới núi lom khom), Mấy nhà chợ lác đác bên sông (hoặc: Mấy nhà chợ bên sông lác đác). Nhưng viết như vậy không tạo được ấn tượng bằng cách diễn đạt mà Bà Huyện Thanh Quan đã chọn. “Lom khom” là từ tượng hình gợi tư thế cúi người nhưng luôn luôn nhấp nhô chuyển động. Đó là động tác cúi nhặt củi của người tiều phu. Nó gợi lên hình ảnh đời sống lam lũ, vất vả suốt đời “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” của người lao động.

Chúc bạn học tốt!

1
0
Cún ♥
10/11/2019 20:40:22

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số những nữ sĩ tài danh hiếm có vào thế kỉ XIX, chồng bà làm tri huyện Thanh Quan nên có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan. Bài " Qua Đèo Ngang" được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, diễn tả tâm trạng cô đơn, nỗi niềm hoài cổ, nỗi nhớ nước thương nhà. Cảnh Đèo Ngang đẹp nhưng lòng người thì nặng trĩu nỗi niềm. Cảnh làm nền cho tâm tình nên cảm xúc cứ đọng lại qua hai câu thơ tạo nên giá trị biểu cảm cho bài "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan.

" Lom khom dưới, núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà."

Thu vào tầm mắt nữ sĩ là cảnh Đèo Ngang hoang sơ, heo hút. Con người hiện lên như những nét chấm phá mờ nhạt dường như bị chìm trong không gian hùng vĩ của núi rừng. Từ láy "lom khom", "lác đác" là hình ảnh nhỏ nhoi của vài chú tiều và sự thưa thớt của mấy ngôi nhà đơn sơ bên sông. Trong bài " Chiều tối" của Hồ Chí Minh, hình ảnh cô gái xay ngô tối bên ánh lửa hồng làm bừng sáng bức tranh chiều tà, mang lại sức sống, sự ấm áp cho toàn bài thơ. Riêng Bà Huyện Thanh Quan khi dừng chân đứng lại Đèo Ngang vào lúc "bóng xế tà" chỉ cảm nhận được sự lẻ loi, quạnh quẽ. Con người dẫu có xuất hiện nhưng ít ỏi "tiều vài chú", "chợ mấy nhà" hoàn toàn không đủ sức gợi lên cảm giác vui tươi, sống động. Số từ "vài", "mấy" làm tăng thêm sự cô đơn, tịch mịch cho cảnh vật và tâm trạng nữ sĩ. Bức tranh Đèo Ngang mang nặng tâm tình, nhuốm nỗi buồn giống như Nguyễn Du từng nói: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?". Người buồn nên nhìn đâu cũng buồn, nhất là khi tà dương buông xuống, cảnh mênh mông, heo hút mà sự sống con người xuất hiện quá thưa thớt.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-gia-tri-bieu-cam-cua-2-cau-tho-trong-bai-qua-deo-ngang-47769n.aspx 
Sự đối lập giữa không gian bao la và con người nhỏ nhoi kết hợp với đảo ngữ ở hai câu thơ càng nhấn mạnh tâm trạng buồn bã của Bà Huyện Thanh Quan. Dẫu có cố gắng phóng tầm nhìn ra xa tìm kiếm bóng dáng con người ở "dưới núi" rồi đến "bên sông" nhưng sự sống ấy cứ thấp thoáng như chìm vào không gian rộng lớn, tịch mịch. Cảm giác cô đơn cứ như ánh chiều tà bủa vây lấy nhà thơ. Cảnh chìm trong nỗi u buồn vì lòng người

0
0
2
0
Duong Nguyen
10/11/2019 20:44:46
Ngoài việc làm cho bài thơ sinh động hơn, hai từ láy "lom khom", "lác đác" còn thể hiện hoàn cảnh khó khăn, vất vả của người dân và cảnh vật hiu hắt, hoang sơ của Đèo Ngang.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo