Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần :
+ Lần 1: đáp lại câu đố của viên quan (trâu cày một ngày được mấy đường)
+ Lần 2: đáp lại thử thách của vua với dân làng về việc nuôi ba con trâu đực trong ba năm thành chín con
+ Lần 3: vượt qua thử thách của vua (về việc làm một con chim sẻ thành ba cỗ thức ăn)
+ Lần 4: vượt qua thử thách của sứ thần nước ngoài về việc xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài
- Qua bốn lần, cứ thử thách sau lại khó hơn lần trước, bởi vì :
+ Về vị trí quan trọng của người đố : lần đầu là viên quan, hai lần tiếp theo là vua và lần cuối cùng là em bé phải "đương đầu" với người nước ngoài.
+ Nội dung và yêu cầu của câu đố ngày càng oái oăm, khiến những thành phần giải đố (bố, dân làng, các đại thần) đều bất lực, vò đầu suy nghĩ, lắc đầu bó tay.
Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố :
+ Lần 1 : Cậu bé giải đố bằng cách đố lại : ngựa một ngày đi mấy bước.
+ Lần 2 : Cậu bé giải đố bằng cách đóng kịch, trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lí. Cậu bé dùng lí lẽ của vua (giống đực không đẻ) để bác ý vua.
+ Lần 3 : Cậu giải đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn.
+ Lần 4 : Cậu bé giải bằng kinh nghiệm dân gian khiến mọi người bất ngờ thú vị vì nó giản dị và hồn nhiên.
- Những cách giải đó nói trên của em bé thông minh rất lí thú : khi thì làm cho người ra câu đố tự thấy tính chất phi lí của câu đố, khi thì khéo léo chuyển thế bí sang người ra câu đó. Đồng thời, cách giải đố của em bé không dựa vào kiến thức sách vở mà sử dụng ngay kiến thức trong đời sống, làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên và thán phục, chứng tỏ trí tuệ thông minh sắc sảo hơn người của em bé.