LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thú vui lâm tuyền trong thơ Bác và thơ xưa khác nhau ntn?

4 trả lời
Hỏi chi tiết
384
2
1
Nguyễn Minh Vũ
12/11/2019 20:53:18
- Giống: Có cùng chung một tình cảm gắn bó chan hòa với tạo vật: rất yêu thích thiên nhiên và đặc biệt thích thú khi được sống giữa thiên nhiên, hòa mình với suối rừng, gió trăng, non xanh nước biếc.
- Khác: Người xưa tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế, xã hội, muốn “lánh đục về trong”, tự an ủi bằng lối sống “an bần lạc đạo”. Với Hồ Chí Minh, sống hòa nhịp với lâm tuyền nhưng vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ; với Nguyễn Trãi một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt thanh tĩnh nên thơ trong Côn Sơn Ca đó chính là cuộc sống lâm tuyền một biểu hiện của cuộc đời người cách mạng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
光藤本
12/11/2019 20:53:27
Giống:
-thích sống trong cuộc sống thiên nhiên
Khác:
-Nguyễn Trãi:trở về sống trong thiên nhiên vì chán ghét con đường công danh, khi thời thế đã rối loạn, khi tài năng của mình không còn được coi trọng hoặc thậm chí bất lực trước sự suy vong của xã hội, cảnh thiên nhiên giúp ông cảm thấy thanh thản trước sự đời. Trong khi đó Bác Hồ sống cảnh lâm tuyền không phải để trốn tránh cuộc sống mà để hoạt động cách mạng, bảo vệ đất nước,cảnh thiên nhiên giúp Người có thêm sức mạnh để đấu tranh.
2
0
光藤本
12/11/2019 20:53:42
- “Thú lâm tuyền” là niềm vui thú được sống với rừng, suối. Đây là một nét thanh cao, một nét đẹp cao quý có truyền thống từ xa xưa. - Niềm vui thú được sống với rừng, suối thể hiện trong Tức cảnh Pác Bó: + Câu thơ đầu nói về nơi ở của người chiến sĩ: nhịp 4/3 (sáng ra bờ suối I tối vào hang), nhịp điệu tạo thành hai vế sóng đôi. Câu thơ toát lên một cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào. Không gian: suối - hang, thời gian: sáng - tối, hoạt động: vào - ra. Nghệ thuật đối làm nổi bật thiên nhiên hoang sơ, nếp sống hài hòa, gắn bó với thiên nhiên của Bác. Giọng điệu cấu thơ rất thoải mái cho thấy sự ung dung, sự hòa nhịp của Bác Hồ với núi rừng nơi đây. Cuộc sống đều đặn với khung cảnh bờ suối bình dị, với nơi ở là hang tối.
 
2
0
光藤本
12/11/2019 20:54:10
  • Thú lâm tuyền" – cũng như "thú điền viên" – là một tình cảm thanh cao, một nét đẹp có truyền thống từ xưa. Bao triết nhân hiền giả, gặp lúc thời thế nhiễu nhương, lầm bụi, không thể nhập thế hành đạo giúp đời, bạn cùng hoa cỏ gió trăng, giữ tâm hồn trong sạch.
  • Bài thơ ‘Tức cảnh Pác Bó’ cho thấy rõ ‘thú lâm tuyền’ và niềm vui cảnh nghèo của Bác Hồ khi ở Pác Bó. Người như thật sự hoà nhịp với cuộc sống nơi núi rừng, một cách tự nhiên, hòa nhã.
  • Niềm vui trong Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi là niềm vui của một cư sĩ lui về ở ẩn sống giữa rừng và suối. Tuy nhiên, Bác không phải là một ẩn sĩ trốn đời mà là một nhà cách mạng vĩ đại đang nếm mật nằm gai, hoạt động cách mạng bí mật. Và sự nghiệp cách mạng ấy chỉ cho phép Người hưởng niềm vui thú được sống với rừng, suối (thú lâm tuyền) trong hoàn cảnh ấy đầy gian khổ khi ở Pác Bó và sau đó ở Việt Bắc. Một con người giành cả đời hi sinh cho độc lập dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư