+) CO
- Phân tử CO có liên kết ba bền vững nên ở nhiệt độ thường C rất trơ, chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao.
- CO là oxit trung tính không có khả năng tạo muối → không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit ở nhiệt độ thường.
- CO là chất khử mạnh.
+ Tác dụng với các phi kim:
2CO + O2 → 2CO2 (7000C)
CO + Cl2 → COCl2 (photgen)
+ CO khử oxit của các kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại (phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao).
3CO + Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe
CO + CuO → CO2 + Cu
+) CO2
CO2 là oxit axit
CO2 tan trong nước tạo thành axit cacbonic (là một điaxit rất yếu)
CO2 + H2O ↔ H2CO3
CO2 tác dụng với oxit bazơ → muối.
CaO + CO2 → CaCO3 (t0)
CO2 tác dụng với dung dịch bazơ → muối + H2O
NaOH + CO2 → NaHCO3
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
CO2 bền, ở nhiệt độ cao thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh
CO2 + 2Mg → 2MgO + C
CO2 + C → 2CO
Lưu ý: Được dùng để giải thích CO2 không dùng để dập tắt các đám cháy kim loại.
+) SO2
1. SO2 là oxit axit
- Tác dụng với nước:
SO2 + H2O H2SO3
- Tác dụng với dung dịch bazơ (có thể tạo thành 2 loại muối sunfit và hiđrosunfit):
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
* Lưu ý: Tùy theo tỉ lệ phản ứng có thể tạo thành các muối khác nhau:
Gọi nOH-/ nSO2 = T thì
+ T < hoặc = 1 → muối HSO3-
+ T > hoặc = 2 → SO32-
+ 1 < T < 2 → 2 muối: HSO3- và SO32-
- Tác dụng với oxit bazơ → muối:
SO2 + CaO → CaSO3
2. SO2 là vừa là chất khử, vừa là chất khử
Số oxi hóa của lưu huỳnh: -2 0 +4 +6
* Nhận xét: S trong SO2 có mức oxi hóa +4 ở mức trung gian của -2 và +6. Vì vậy, SO2 vừa có tính oxi hóa và tính khử.
a. SO2 là chất oxi hóa: (S+4 → S0)
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
b. SO2 là chất khử: (S+4 → S+6)
2SO2 + O2 2SO3 (V2O5, 4500C)
Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr