Công nghiệp: kết hợp ngay từ khâu quy hoạch bố trí các đơn vị kinh tế của ngành,bố trí hợp lí cần quan tâm đến vùng sâu,vùng xa,vùng kinh tế kém phát triển ,thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp,nông thôn.
Tập trung đầu tư phát triển 1 số ngành công nghiệp có liên quan đến quốc phòng để đáp ứng nhu cầu trang bị cơ giới cho nền kinh tế vừa sản xuất ra những sản phẩm kĩ thuật công nghệ cao phục vụ cho QPAN.
Mở rộng tính liên doanh,liên kết giữa ngành công nghiệp,công nghiệp quốc phòng nước ta với công nghiệp các nước tiên tiến trên thế giới,ưu tiên những ngành có tính lưỡng dụng cao.
Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp quốc gia phục vụ cho thời chiến,thực hiện dự trữ chiến lược nguyên-nhiên-vật liệu quý hiếm cho sản xuất công nghiệp quốc phòng.
Nông-lâm-ngư:cần khai thác có hiệu quả tiềm năng đất rừng biển đảo và lực lượng lao động để phục vụ cho nhu cầu dân sinh xuất khẩu và có dự trữ cho quốc phòng an ninh.
Kết hợp trong nông-lâm-ngư nghiệp phải gắn với giải quyết tốt các vấn đề của xã hội đồng thời đảm bảo giữ vững về an ninh lương thực,an ninh nông thôn,góp phần tạo thế trận phòng thủ và thế trận lòng dân vững chắc.
Gắn việc động viên đưa dân lên lập nghiệp ở các đảo với chú trọng đầu tư xd phát triển các hợp tác xã,các đội tuyển đánh bắc xa bờ với xd lực lượng quân dân tự vệ biển đảo.
Đẩy mạnh phát triển trồng rừng,gắn công tác định canh,định cư,xd cơ sở chính trị vững chắc,nhất là ở vùng biên giới.
Kết hợp trong giao thông-bưu điện-xây dựng cơ bản-KHCN giáo dục y tế:
*Đối với giao thông vận tải:
Phát triển hệ thống giao thông vận tải đồng bộ ở các loại đường để đáp ứng nhu cầu đi lại,vận chuyển hàng hóa và mở rộng giao lưu với bên ngoài,chú trọng mở rộng nâng cấp các tuyến đường trục Bắc Nam.đồng thời xd tuyến đường vành đai biên giới.
Trong thiết kế thi công các tuyến vận tải chiến lược phải tính đến các phương tiện cơ động quân sự có trọng tải và lưu lượng vận chuyển lớn liên tục.
Các tuyến đường xuyên Á đi qua lãnh thổ Việt Nam cần phải có kế hoạch xây dựng các khu vực phòng thủ kiên cố, vững chắc.
*Trong bưu chính viễn thông:
Phải kết hợp chặc chẽ giữa ngành bưu điện của quốc gia với ngành thông tin của quân đội,công an để phát triển hệ thống an ninh quốc gia hiện đại.
Có phương án thiết kế xây dựng và bảo vệ hệ thống thông tin liên lạc 1 cách vững chắc trong mọi tình huống.
Các phương tiện thông tin liên lạc và điện tử cần phải được bảo đảm bí mật và có khả năng chống nhiễu cao.
Khi hợp tác với nước ngoài về xây dựng,mua sắm các trang thiết bị thông tin điện tử phải lựa chon đối tác tin cậy và phải cảnh giác cao.
*Trong xây dựng cơ bản:
Khi xây dựng bất kì công trình nào,ở đâu,quy mô nào cũng phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và có thể chuyển hóa được cho cả quốc phòng an ninh.
Khi xây dựng ở các thành phố đô thị phải gắn với khu vực phòng thủ của địa phương và phải xây dựng được các công trình ngầm.
Khi xây dựng ở các khu công nghiệp tập trung các nhà máy lớn quan trọng phải tính đến yếu tố bảo vệ và di dời khi cần thiết.
Cần nghiên cứu sản xuất những vật liệu siêu bền nhẹ,có khả năng chống xuyên,chống mạnh,chống mặn để phục vụ xây dựng cho các công trình phòng thủ quốc phòng.
Khi cấp phép đầu tư xây dựng cho các đối tác nước ngoài phải có sự tham gia ý kiến thẩm định của các cơ quan quân sự có thẩm quyền.
*Trong KHCN giáo dục:
Phải phối hợp chặc chẽ giữa các ngành khoa học công nghệ của nhà nước và của quốc phòng an ninh để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nghiên cứu,ban hành các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân có đề tài khoa học công nghệ mang tính ứng dụng cao.Đồng thời có chính sách đầu tư thỏa đáng cho cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Cần xem trọng giáo dục,bồi dưỡng nhân lực,đào tạo nhân tài cho đất nước để đáp ứng cho cả sự nghiệp xây dựng,phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.
*Trong y tế:
Xây dựng mô hình quân-dân-y kết hợp trên tất cả các địa bàn,đặc biệt là miền núi biên giới.
Xây dựng kế hoạch động viên y tế dân sự cho quân sự khi có chiến tranh xảy ra.
Phát huy vai trò của y tế dân sự trong phòng chống,khám chữa bệnh cho nhân dân cả thời bình và thời chiến.