Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua nội dung của khổ thơ cuối bài "Ánh Trăng" em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào?

qua nội dung của khổ thơ cuối bài ánh trăng em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào?
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.169
16
1
Anh Đỗ
17/11/2019 20:48:12
Bài thơ“Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.Đó chính là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản củacuộc sống, đó chình là tình cảm con người.“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
12
4
Anh Đỗ
17/11/2019 20:48:20
1.bài thớ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.Đó chính là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.
2.Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản củacuộc sống, đó chình là tình cảm con người
3.“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìmlại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn
3
1
Kilala Trương
17/11/2019 20:49:25
Trăng một trong những đề tài quen thuộc thường thấy trong thơ ca. Nếu như nhà thơ Chính Hữu đã tạo nên một hình tượng trăng thật đẹp “đầu súng trăng treo” trong Đồng chí, thì đến “Ánh trăng” của Nguyễn Duy mang đến một ý nghĩa triết lí thầm kín. Khổ cuối bài thơ gợi cho người đọc rất nhiều những suy ngẫm. Ánh trăng như hồi chuông thức tỉnh tâm trí con người về quá khứ.
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”.
Những khổ thơ đầu nhà thơ diễn tả về những năm tháng gắn bó mật thiết với ánh trăng. Trăng là trời là bể, là đồng là ruộng. Những năm tháng dài đằng đẵng đó đủ để vun đắp nên một tình bạn đẹp khắc sâu vào tâm trí của mỗi người. Thế nhưng sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt nhà thơ trở về với cuộc sống thành thị ồn ào. Quen với những thứ ánh điện, cửa gương nên dần đã trở nên “xa lạ” với người tri kỉ của mình. Cụm từ “người dưng” khiến cho người đọc không khỏi xót xa. Thế rồi đến khi ánh đèn điện vụt tắt bắt gặp sự hiện diện bất ngờ của vầng trăng người lính như giật mình sống lại với một phần kí ức của mình. Ánh trăng thình lình xuất hiện khiến người lính trở nên rưng rưng. Những vần thơ cuối càng khiến người đọc như lắng lại trong suy ngẫm:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”.
Ánh trăng đại diện cho quá khứ, cho những năm tháng chiến đấu đầy cam go, tuổi thơ đầy thiếu thốn của tác giả. Nay bắt gặp ánh trăng sau bao ngày xa cách trăng vẫn tròn vành vạnh vẫn nguyên vẹn ban sơ như thưở nào. Đó cũng là đại diện cho quá khứ vẫn tròn vẹn tình nghĩa, vẫn viên mãn thủy chung một lòng. Ánh trăng dù cho ngàn năm nữa thì vẫn không bao giờ thay đổi, mặc cho con người có thể vô tình với nó.
Đối diện với ánh trăng đủ đầy viên mãn như thế người thi nhân bỗng trở nên hổ thẹn không thôi. Ông tự nhận mình là một kẻ vô tình. Một kẻ vô tình với quá khứ với người bạn tri kỉ của mình. Vô tình ở đây không phải là cố tình quên đi những kỉ niệm thời cơ hàn, quên đi quá khứ mà có thể nó là do những sức ép, những xô bồ của cuộc đời khiến con người “vô tình” quên đi quá khứ.
Không hề có trách móc hay dỗi hờn ánh trăng im phăng phắc một sự lặng lẽ đáng sợ. Thế nhưng chính sự im lặng đó đã đẩy tâm trạng con người vào sự bộn bề trăm mối. Ánh trăng lúc này không phải đơn cử là một hiện tượng thiên nhiên nữa mà nó chính là tòa án lương tâm của mỗi người. Sự giật mình của người lính chính là một sự thức tỉnh của lương tri đột ngột. Vầng trăng tuy chỉ yên lặng thôi nhưng sức mạnh của nó đủ khiến lay động một con người sau một cơn mê dài.
Chỉ bằng một ánh trăng nhưng nhà thơ Nguyễn Duy đã làm nên cả một điều mà tưởng chừng như không thể. Đó là sự thức tỉnh lương tâm mãnh liệt một bài học triết lí đầy suy ngẫm. Ánh trăng vừa là người bạn, vừa là tòa án lương tâm lại vừa là cội nguồn của mọi sự bao dung nhân từ nhất. Chỉ cần con người còn có suy nghĩ còn biết nhận ra sai lầm thì không bao giờ là muộn cả.
Khổ thơ cuối cùng của bài thơ Ánh trăng được coi như một trong những điểm cộng cho tác phẩm. Nó mang con người đến những triết lí nhân sinh đầy sâu sắc. Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều lúc bạn lãng quên đi quá khứ, lãng quên đi những thứ đã gắn bó với mình từ thưở hàn vi. Thế nhưng chỉ cần con người còn có lương tâm thì không cái gì là muộn màng cả. Quá khứ- hiện tại hay tương lai chính là một sợi dây xuyên suốt trong tâm hồn của mỗi con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×