LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn

3 trả lời
Hỏi chi tiết
214
2
0
Anh Đỗ
18/11/2019 17:13:17
Thể loại
Thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển
Bố cục
- Hai câu Đề: Tư thế ngạo nghễ của người tù khi ở Côn Lôn
- Hai câu Thực: Sức mạnh phi thường của người chí sĩ yêu nước
- Hai câu Luận: Chí khí vững bền qua gian khó
- Hai câu Kết: Tinh thần lạc quan, dũng khí hiên ngang sắt đá.
Phương thức biểu đạt
Biểu cảm kết hợp với tự sự
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8, tập 1)
- Không gian: Côn Đảo là nơi khắc nghiệt, địa ngục trần gian
- Điều kiện làm việc: người tù khổ sai bị bóc lột, đàn áp
- Tính chất công việc: Việc đập đá là công việc đày ải sức khỏe, tinh thần của người tù.
- Tư thế của người tù: đứng giữa đất Côn Lôn với tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt- tư thế của đấng anh hào.
= > Mở đầu bài thơ hình ảnh hiên ngang của người tù yêu nước có khí phách.
Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
- Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa tượng trưng
+ Nghĩa thực: Công việc đập đá khổ cực, gian khó, đó là cách thực dân Pháp đày ải, hành hạ người tù cách mạng
+ Nghĩa tượng trưng: Nổi bật lên tư thế hiên ngang, tinh thần ngang tàng của chí sĩ yêu nước.
- Giá trị nghệ thuật của hình ảnh mang hai lớp nghĩa:
+ Làm trai, đứng giữa đất Côn Lôn: quan niệm truyền thống về chí nam nhi, hiên ngang, trụ cột, có chí lớn
+ Làm cho lở núi non: sức mạnh phi thường làm thay đổi cục diện, tình thế
+ Xách búa, đánh tan, năm bảy đống: không quản khó khăn, cực nhọc
+ Ra tay, đập bể, mấy trăm hòn: chiến công kì tích của đấng trượng phu anh hùng
- Khẩu khí của tác giả:
+ Sử dụng liên tiếp các động từ, tính từ mạnh nhằm khẳng định lòng kiêu hãnh của người có chí lớn, muốn hành động để giúp nước, cứu đời.
+ Giọng thơ đanh thép, hùng hồn thể hiện tư chất hiên ngang lẫm liệt, không chịu khuất phục
Câu 3 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
- Tác giả thể hiện ý chí, vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng: khẩu khí ngang tàng, tinh thần sắt đá không khuất phục.
- Xây dựng tương quan đối lập- cách thức tác giả thể hiện cảm xúc:
+ Đối lập giữa thử thách gian khổ với sự bền chí, tinh thần kiên cường, sẵn sàng đối mặt với thử thách (tháng ngày, mưa nắng >< thân sành sỏi, dạ sắt son)
+ Đối lập chí lớn mưu đồ sự nghiệp với lúc sa cơ lỡ bước ( mưa nắng >< bền dạ sắt son)
- Bốn câu thơ cuối thể hiện khí chất hiên ngang, trung kiên không sờn lòng đổi chí trước vận mệnh của đất nước, dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Quách Trinh
18/11/2019 17:16:13
Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Công việc đập đá của người Côn Đảo :
- Không gian, điều kiện : núi cao hùng vĩ, rộng lớn, nắng gió, việc nặng, ăn uống kham khổ, bị đánh đập.
- Tính chất công việc : bóc lột, khổ sai, đó là nhà tù trần gian.
Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Bốn câu đầu có hai lớp nghĩa :
+ Cảnh đập đá nặng nhọc hành hạ người tù. + Người chí sĩ đang biến cái càn khôn vũ trụ, phá tan chướng ngại vật để tiếp bước chặng đường cách mạng (lớp nghĩa tưởng tượng)
- Giá trị nghệ thuật : giọng điệu khoa trương pha chút tự hào, nhịp thơ mạnh.
- Khẩu khí : ngang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, hình tượng oai phong, lẫm liệt.
Câu 3 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Phân tích bốn câu thơ cuối :
- Ý nghĩa bốn câu thơ : dũng khí hiên ngang và tinh thần tự tin, lạc quan.
- Cách thức biểu hiện :
+ Phép đối : “tháng ngày bao quả” - “mưa nắng càng bền” ; “thân sành sỏi” – “dạ sắt son”.
+ Giọng thơ chắc nịch, mạnh mẽ tỏ rõ khí phách chiến sĩ.
Luyện tập
Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đọc bài thơ.
 
Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
 
Hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX :
 
- Tình yêu nước mãnh liệt, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước.
 
- Khí phách hiên ngang, lẫm liệt trước thử thách.
 
- Coi thường gian khổ, hiểm nguy.
0
0
_Rin Rin_
18/11/2019 18:53:08
Soạn Văn: Đập đá ở Côn Lôn.
Bố cục (đề - thực – luận – kết):
- Hai câu đề: Chí làm trai, khẩu khí mạnh mẽ.
- Hai câu thực: Khí phách, sức mạnh phi thường người chiến sĩ.
- Hai câu luận: Chí khí bền vững.
- Hai câu kết: Chí khí hiên ngang và lòng tự tin, lạc quan.
Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Công việc đập đá của người Côn Đảo:
- Không gian, điều kiện: Núi cao hùng vĩ, rộng lớn, nắng gió, việc nặng, ăn uống kham khổ, bị đánh đập.
- Tính chất công việc: Bóc lột, khổ sai, đó là nhà tù trần gian.
Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Bốn câu đầu có hai lớp nghĩa:
+ Cảnh đập đá nặng nhọc hành hạ người tù.
+ Người chí sĩ đang biến cái càn khôn vũ trụ, phá tan chướng ngại vật để tiếp bước chặng đường cách mạng (lớp nghĩa tưởng tượng).
- Giá trị nghệ thuật: Giọng điệu khoa trương pha chút tự hào, nhịp thơ mạnh.
- Khẩu khí: Ngang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, hình tượng oai phong, lẫm liệt.
Câu 3 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Phân tích bốn câu thơ cuối:
- Ý nghĩa bốn câu thơ: Dũng khí hiên ngang và tinh thần tự tin, lạc quan.
- Cách thức biểu hiện:
+ Phép đối: “Tháng ngày bao quả” - “mưa nắng càng bền”; “thân sành sỏi” – “dạ sắt son”.
+ Giọng thơ chắc nịch, mạnh mẽ tỏ rõ khí phách chiến sĩ.
Luyện tập
Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đọc bài thơ.
Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX:
- Tình yêu nước mãnh liệt, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước.
- Khí phách hiên ngang, lẫm liệt trước thử thách.
- Coi thường gian khổ, hiểm nguy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư