Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày cảm nhận sau khi học xong phần văn học trung đại

trinh bay cam nhan sau khi hoc xong phan van hoc trung dai 
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
568
2
0
Nguyễn Minh Vũ
18/11/2019 19:55:19
Văn học lớp 9 hiện nay, phần Văn học trung đại Việt Nam có 5 tác phẩm được chuyển tải qua 4 thể loại. Và, trải qua một thời gian dài khoảng 4 thế kỷ. Với nhiều thể loại, nhiều biến cố lịch sử khác nhau, đòi hỏi người dạy, người học phải có cái nhìn xuyên suốt, tổng quát thì mới tiếp cận một cách trọn vẹn được, rút gần khoảng cách giữa văn học trung đại với người hiện đại, giữa những dòng lịch sử phong kiến với cuộc sống xã hội chủ nghĩa hôm nay.
Để giảng giải và giúp các em có cái nhìn toàn diện, đòi hỏi người thầy phải đầu tư thời gian, công sức và nghiên cứu, tìm tòi vấn đề. Muốn cho học sinh dễ nắm được nội dung của từng văn bản này, giáo viên nên khái quát cho các em phần văn học trung đại, với hình thức liệt kê các triều đại Việt Nam ở giai đoạn này. Trong mỗi triều đại tồn tại từ năm nào đến năm nào, bao nhiêu đời vua, trong trong triều đại ấy có những nét gì nổi bật về kinh tế, chính trị, xã hội. Đặc biệt, trong mỗi giai đoạn có những nhà văn, nhà thơ nào tiêu biểu? Và, chúng ta nên đặc biệt lưu ý đến những tác phẩm sẽ học ở lớp 9, từ đó định hình sẵn cho các em một bộ khung.
Nhà văn, nhà thơ là thư ký trung thành của thời đại. Tất cả các tác phẩm văn học phải phản ánh được cuộc sống hiện tại, ghi lại những con người, những sự việc trong xã hội ấy. Và, qua đó nhà văn, nhà thơ bày tỏ những chính kiến, những nghĩ suy, trăn trở về số phận con người.
Vì sao một con người tài giỏi như Nguyễn Dữ lại không chịu làm quan mà lui về ở ẩn? Vì sao một người như Nguyễn Du một lòng tôn phò nhà Lê, từng có ý định chống lại Tây Sơn, bỏ vào Nam theo Nguyễn Ánh mà sau này khi Nguyễn Anh thống nhất đất nước mời ra làm quan lại ậm ơ cho qua chuyện? Vì sao nhân vật Từ Hải vẫy vùng như vậy lại phải chết dưới tay Hồ Tôn Hiến? Vì sao Nguyễn Đình Chiểu lại viết Lục Vân Tiên để đề cao Nho giáo khi nó đã suy vi: “Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu răn mình”. Những yếu tố đó phải chăng là yếu tố lịch sử đã chi phối những thân phận, những mảnh đời bất hạnh chăng?
Để học sinh nắm được các yếu tố này đòi hỏi người giáo viên phải nắm sâu về lịch sử trung đại. Điều này vô lý chăng, tại sao giáo viên dạy văn lại phải nắm lịch sử? Khi còn học đại học, các thầy giáo dạy chúng tôi đã nói rằng: Người học sử có thể không cần học văn nhưng người học văn và dạy văn thì nhất thiết phải học sử. Chỉ có học sử, nắm sử sâu mới có thể học văn và dạy văn hay được vì văn học bao giờ cũng gắn liền với lịch sử, cũng chứa đựng yếu tố lịch sử.
Nếu như ta giảng Hoàng Lê nhất thống chí mà chỉ căn cứ vào văn bản thì e rất khiên cưỡng trong giảng dạy, bởi nó chỉ tái hiện một giai đoạn lịch sử ngắn, đặc biệt trong văn học lớp 9 chỉ có chưa đến một hồi trong 17 hồi. Chúng ta phải dẫn dắt các em cả một dòng lịch sử thời Lê để từ đó dẫn dắt các em vì sao lại có cuộc nổi dậy của Tây Sơn, vì sao Lê Chiêu Thống phải cầu viện quân Thanh? Từ cách nhìn tổng quát, chúng ta mới đi đến chi tiết đoạn trích thì các em sẽ thấy hay hơn, dễ cảm nhận hơn những trang văn xưa cũ.
Ngữ văn lớp 9 chỉ có một tác phẩm duy nhất là Truyện Kiều có tiết khái quát về tác giả-tác phẩm. Song, nó cũng chỉ là những yếu tố phác thảo vấn đề. Người dạy nếu không chịu khó tìm đọc thì rất khó giải thích cho học sinh về thuyết tài –mệnh. Vì sao con người Từ Hải khi cơ đồ đã một cõi ung dung, tung hoành ngang dọc lại phải chết đứng giữa trận tiền. Có phải là Từ Hải chết hay tư tưởng Nguyễn Du không vượt qua được tư tưởng thời đại của ông?
Khi giảng văn học trung đại điều khó nhất để học sinh tiếp cận là nó đã xảy ra cách chúng ta hôm nay quá xa. Nhiệm vụ người giáo viên phải hệ thống vấn đề, phải tái hiện những trang sử của dân tộc để các em dễ nắm bắt. Chúng ta phải làm rõ tư tưởng Nho giáo tồn tại suốt cả ngàn năm đối với người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng thì các em mới hiểu được vấn đề.
Trong mỗi tác phẩm, người thầy nên đưa ra một số câu hỏi ở phần tìm hiểu chung để gợi mở và dẫn dắt các em vào các chi tiết của câu chuyện và sau khi đi xong phần nội dung, người giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi để chốt lại vấn đề. Cách lặp đi lặp lại nhiều như vậy dẫn đến các em khắc sâu và nắm được bối cảnh để từ đó các em dễ dàng tiếp cận và phân tích vấn đề trong các câu hỏi ở bài kiểm tra.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, học sinh không còn yêu và thích học môn văn như trước. Vì vậy, càng đòi hỏi người thầy phải thường xuyên đổi mới, thường xuyên làm mới mình bằng những bài giảng, bằng những câu chuyện gợi mở sinh động.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Huệ Chi
18/11/2019 20:07:27
day la ngu van lop 11 a

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×