Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy nêu hiểu biết của em về thực trạng dân số Việt Nam hiện nay và hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh trong những năm gần đây

Hãy nêu hiểu biết của em về thực trạng dân số Việt Nam hiện nay và hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh trong những năm gần đây
 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
476
0
1
Bé mèo cute^^
21/11/2019 18:56:40
Thứ nhất, dân số và tăng trưởng kinh tế. Trong các nhóm giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội hiện nay, nhóm giải pháp về dân số và nguồn nhân lực được đưa lên hàng đầu. Bởi giữa dân số và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau theo tỷ lệ nghịch. Thông thường, tỷ lệ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bình quân đầu người hàng năm được coi là chỉ tiêu để đánh giá tăng trưởng kinh tế. Để tăng được chỉ tiêu này, GNP phải tăng nhanh hơn tỷ lệ gia tăng dân số. Việc hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số (nếu GNP không thay đổi) cũng sẽ làm tăng GNP tính trên đầu người. Theo tính toán để ổn định kinh tế xã hội, nếu tốc độ phát triển dân số là 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế phải là 4%[2]. Tăng trưởng kinh tế phải đồng thời với giảm phát triển dân số thì đời sống nhân dân mới được cải thiệ. Ở nước ta hiện nay, trong khi mức bình quân GNP đầu người rất thấp trong khi tỷ lệ gia tăng dân số mặc dù đã chậm lại, nhưng mỗi năm dân số tăng thêm 1 triệu người. Đây luôn là một bài toán lớn, khó khăn đối của tất cả các quốc gia hiện trong đó có Việt Nam.
Mọi biến động dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế, ví dụ, cơ cấu tuổi của dân số là một yếu tố quan trọng hàng đầu vì nó xác định lượng cung lao động trong nền kinh tế đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế hay không. Nếu cơ cấu dân số trẻ sẽ tạo ra nguồn lao động dồi dào để tăng trưởng kinh tế, ngược lại dân số già sẽ làm cho lượng dân trong độ tuổi lao động giảm không đáp ứng được nguồn nhân lực bên cạnh đó phải tăng an sinh xã hội, điều này sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu “dân số vàng” hiện nay sẽ đem đến một cơ hội duy nhất trong lịch sử nhân khẩu học của Việt Nam trong việc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế với điều kiện lực lượng lao động dồi dào này được đào tạo và sử dụng có hiệu quả.
Thứ hai, dân số và giáo dục. Dân số và giáo dục tác động lẫn nhau trong mối tương quan của nhiều yếu tố khác như kinh tế, chính trị, truyền thống văn hoá, tôn giáo…Trong các yếu tố dân số ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu của hệ thống giáo dục, quy mô và cơ cấu dân số có tác động mạnh nhất. Quy mô dân số lớn, tỷ lệ phát triển dân số cao, cơ cấu dân số trẻ, dẫn tới quy mô dân số trong độ tuổi đi học lớn và phát triển nhanh, sẽ tăng nhu cầu đầu tư, cung cấp ngân sách cho giáo dục. Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính cho biết quy mô, cơ cấu của dân số trong độ tuổi đi học. Dân số Việt Nam tăng thêm khoảng 1,1 triệu người/năm, tức là mỗi năm phải mở khoảng 22 ngàn lớp học, tương đương tối thiểu phải có thêm khoảng 50 ngàn giáo viên mới[3], chưa xét đến những hệ quả kéo theo như tỷ lệ trẻ em thất học, bỏ học, chất lượng giáo dục suy giảm, trường lớp quá tải…
Thứ ba, dân số và bảo vệ môi trường. Hiện nay, tác động của gia tăng dân số và quy mô dân số đông với môi trường và ảnh hưởng của môi trường bị ô nhiễm đối với con người là một trong những vấn đề được quan tâm và thảo luận rộng rãi trên toàn thế giới. Gia tăng dân số và quy mô dân số đông trước hết tác động đến nguồn tài nguyên. Dân số tăng nhanh sẽ gia tăng mức độ “bóc lột” đất đai và làm kiệt quệ độ màu mỡ của đất. Diện tích đất canh tác giảm do nhu cầu diện tích đất để xây dựng nhà ở, trường học, bệnh viện và các công trình công cộng khác tăng lên. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do con người đốt rừng để lấy đất trồng trọt, khai thác rừng, chặt phá rừng bừa bãi, không thể kiểm soát được. Điều này tiềm ẩn những nguy cơ: đất bị bào mòn ở miền núi, bị nhiễm mặn, bị lấp cát ở vùng đồng bằng ven biển. Việc mất rừng nhiệt đới, khí hậu bị thay đổi, tài nguyên sinh vật bị thu hẹp, đe dọa sự phát triển bền vững. Ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, là những nguyên nhân chính tạo điều kiện cho bệnh tật phát triển.
Thứ tư, dân số và nghèo đói. Sự gia tăng dân số dẫn tới suy thoái môi trường, không có nước sạch, không khí trong lành và phương tiện vệ sinh, dẫn đến bệnh tật và giảm tuổi thọ, trẻ em bị suy dinh dưỡng, không được đi học. Nghèo đói dẫn đến bệnh tật, chết vì HIV/AIDS. Sự gia tăng dân số dẫn đến tăng số người không có việc làm, gây nhiều sức ép về kinh tế, xã hội, môi trường. Dân số tăng, song quy hoạch và đầu tư xây dựng đô thị lại chưa đáp ứng kịp. Di dân càng nhiều, tuy có giúp tăng trưởng kinh tế nhưng gây nhiều tiêu cực về xã hôi và môi trường.
Năm 2010, nước ta có khoảng 37% người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số 13% dân tộc thiểu số trên dân số toàn quốc[4]. Hiện nay ở Việt Nam khoảng 20% dân số sống ở thành thị, 80% dân số sống ở nông thôn. Đời sống, mức thu nhập và cơ hội có việc làm khác nhau, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo càng rõ hơn. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc có thể trở thành một nguy cơ gây bất ổn định kinh tế, xã hội, chính trị.
Thứ năm, dân số và y tế. Sự phát triển của hệ thống y tế của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: trình độ phát triển kinh tế-xã hội; điều kiện vệ sinh môi trường; tình hình phát triển dân số; chính sách của nhà nước đối với y tế và các điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân. Như vậy, dân số là một yếu tố mang tính khách quan và cùng với các yếu tố khác, tác động tới phát triển hệ thống y tế về số lượng và chất lượng. Để ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, hệ thống y tế cần phát triển các loại hình dịch vụ y tế phù hợp ứng.
Quy mô dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tác động trực tiếp làm tăng nhu cầu đối với hệ thống y tế. Đó là một động lực thúc đẩy hệ thống này phát triến. Song, ở nước ta, mức đầu tư cho y tế rất thấp so với nhu cầu. Bên cạnh đó, sự phân phối không đồng đều dịch vụ y tế trong các bộ phận dân cư, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn; sự mất cân đối giữa y tế dự phòng và y tế điều trị đã làm giảm hiệu quả hoạt động y tế. Công tác chăm sóc sức khỏe và bảo vệ bà mẹ trẻ em được tăng cường làm giảm mức chết ở trẻ em sơ sinh. Tăng cường các điều kiện xã hội, y tế trong việc chăm sóc tuổi già góp phần giảm phụ thuộc vào con cái, cũng dẫn đến giảm sinh. Rõ ràng y tế là ngành bảo đảm mặt kỹ thuật cho quá trình tái sản xuất dân số diễn ra hợp lý và hiệu quả.
Trên cơ sở thực trạng dân số Việt Nam và ý nghĩa giải quyết vấn đề dân số, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chính sách dân số phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi người, mỗi gia đình và toàn thể xã hội, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế–xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng giống nòi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×