LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng em học được điều gì ở vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh

qua 2 bài thơ cảnh khuya và rằm tháng giêng em học được điều gì ở vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh
Làm giúp mik nha! cảm ơn nhìu!
4 trả lời
Hỏi chi tiết
335
2
2
Cún ♥
22/11/2019 20:50:21
Những người yêu thơ của tác giả Hồ Chí Minh có thể dễ dàng nhận thấy: Trăng là một đề tài rất đẹp trong thơ của Người. Từ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, trăng đã là bạn tri âm, hay khi trở thành người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trăng vẫn đồng hành san sẻ tâm sự. Những năm 1947, 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra khốc liệt, việc nước bộn bề, Bác vẫn tranh thủ lúc nghỉ ngơi, viết lên những vần thơ đặc sắc, mà ở đó, trăng vẫn hiện diện hiền hoà và thơ mộng. Ta có thể kể tên bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".
Bài thơ "Cảnh khuya" là một tác phẩm mà người viết khi ở chiến khu Việt Bắc. Đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt rất súc tích, như phong cách thường thấy của Bác. Bốn câu thơ chia làm hai phần: nửa đầu tả cảnh, nửa sau tả tâm sự của nhà thơ. Mở đầu Bác viết:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Hai dòng thơ ngắn gọn mà cảnh vật hiện ra sinh động lạ lùng, có đủ cả âm thanh và hình ảnh để giúp người đọc hình dung ra một không gian thơ mộng của đêm trăng Việt Bắc. Giữa sự tĩnh lặng đó, tiếng suối rì rầm như một khúc nhạc thanh tao. Cách sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối như thể tiếng hát khiến cho ý thơ trở nên sinh động. m thanh của thiên nhiên được so sánh với khúc hát của con người nên thật ấm cúng và gần gũi. Giọng thơ vút cao, ngân nga thật độc đáo, lay động lòng người. Trong thơ xưa, Nguyễn Trãi từng tả tiếng suối ở Côn Sơn rằng:
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Nhà thơ xưa và nhà thơ nay đã gặp nhau như thế đấy. Ta lại càng yêu thích cảnh thiên nhiên trong thơ Bác, bởi vạn vật sao mà hoà quyện, quấn quýt, hữu tình đến thế. Điệp từ "lồng" khiến cho trăng, cổ thụ và bông hoa như giao hoà, để cùng nhau điểm xuyết một bức tranh tuyệt vời, tràn đầy cảm xúc. Người đọc thực sự nhận thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác, và cũng cảm nhận tình yêu đó trong tâm hồn mình.
Hai câu sau, thi sĩ đột nhiên như ngỏ lời tâm sự rằng:
"Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Có thể thấy cái tứ thơ bất ngờ thú vị ở đây. Bác so sánh "cảnh khuya như vẽ" để cùng ta ngợi ca cảnh đẹp, cứ tưởng rằng vẻ đẹp đó là nguyên nhân khiến tâm hồn nghệ sĩ thao thức, "người chưa ngủ". Thì điệp khúc "người chưa ngủ" lặp thêm một lần và thêm lời lý giải rằng đêm nay mất ngủ là do "lo nỗi nước nhà". Đến đây, ta đã cảm thông tâm trạng của Người. Trong cái đêm đẹp như tranh vẽ này, Bác vẫn đầy nỗi trăn trở bởi lo âu vận mệnh nước nhà. Trái tim vĩ đại của Người từng nhịp đập, đều đập vì quê hương đất nước. Đọc bài thơ ngắn gọn, ta cảm nhận được bao điều lớn lao đến vậy!
Đến với bài thơ "Rằm tháng giêng", ta một lần nữa cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, và còn thấy được cả những nét độc đáo khác trong thơ Bác. Trước tiên, đó là bức tranh trăng mùa xuân:
"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên"
Ý thơ, thi liệu đều rất cổ điển, cách giới thiệu thời gian "nguyên tiêu" (Rằm tháng giêng) và sự miêu tả cái tròn đầy của "nguyệt chính viên" đem lại cho người đọc một cảm xúc yêu mến trước vầng trăng tròn vạnh tỏa sáng cả đêm xuân, và thấy trước mắt mình một "rằm xuân lồng lộng trăng soi". Đêm rằm có gì độc đáo, ấy là điệp từ "xuân" khiến câu thơ chan hoà sắc xuân: sông xuân, nước xuân và cả một trời xuân lai láng. Phải chăng ánh trăng chính là ánh xuân bao phủ khắp thế gian... Thật đúng là "Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"!
Thế rồi hình ảnh con người xuất hiện giữa thiên nhiên tươi đẹp:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
(Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)
Có thể nói, tư thế của nhà thơ có nét đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại. Cổ điển bởi tình yêu và sự đắm say nét đẹp thiên nhiên, và hiện đại bởi bên cạnh tư thế của một thi sĩ là hình ảnh một người chiến sĩ lúc nào cũng canh cánh việc dân việc nước (đàm quân sự). Người chiến sĩ cách mạng ấy làm việc không quản ngày đêm, mà vẫn giữ được một tâm hồn dạt dào xúc cảm khi "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Cuộc sống vất vả và hiểm nguy trong kháng chiến bỗng chốc nhẹ tênh bởi câu thơ đẹp, trăng và người lại một lần nữa gắn bó với nhau như bạn bè tri kỷ. Chất "Tình" và chất "Thép" hoà quyện cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh.
Đặt hai bài thơ trong sự so sánh, nét chung giữa chúng là ở chất cổ điển thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh cổ điển mang vẻ đẹp độc đáo, bộc lộ tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước. Bên cạnh đó, hai bài thơ cũng có những nét độc đáo riêng. Bài thơ Cảnh khuya thể hiện sự giao hoà của vạn vật và nỗi trăn trở việc nước của Bác. Còn bài thơ Rằm tháng giêng là bức tranh đẹp đầy sắc xuân và tâm trạng say mê, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ. Mỗi bài thơ là một vẻ đẹp riêng trong phong cách tài hoa của nhà thơ Hồ Chí Minh.
Có thể nói, đọc thơ Bác là đi tới một thế giới nghệ thuật bình dị mà sâu sắc. Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm như thế, ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
光藤本
22/11/2019 20:50:39
Những người yêu thơ của tác giả Hồ Chí Minh có thể dễ dàng nhận thấy: Trăng là một đề tài rất đẹp trong thơ của Người. Từ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, trăng đã là bạn tri âm, hay khi trở thành người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trăng vẫn đồng hành san sẻ tâm sự. Những năm 1947, 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra khốc liệt, việc nước bộn bề, Bác vẫn tranh thủ lúc nghỉ ngơi, viết lên những vần thơ đặc sắc, mà ở đó, trăng vẫn hiện diện hiền hoà và thơ mộng. Ta có thể kể tên bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".
Bài thơ "Cảnh khuya" là một tác phẩm mà người viết khi ở chiến khu Việt Bắc. Đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt rất súc tích, như phong cách thường thấy của Bác. Bốn câu thơ chia làm hai phần: nửa đầu tả cảnh, nửa sau tả tâm sự của nhà thơ. Mở đầu Bác viết:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Hai dòng thơ ngắn gọn mà cảnh vật hiện ra sinh động lạ lùng, có đủ cả âm thanh và hình ảnh để giúp người đọc hình dung ra một không gian thơ mộng của đêm trăng Việt Bắc. Giữa sự tĩnh lặng đó, tiếng suối rì rầm như một khúc nhạc thanh tao. Cách sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối như thể tiếng hát khiến cho ý thơ trở nên sinh động. m thanh của thiên nhiên được so sánh với khúc hát của con người nên thật ấm cúng và gần gũi. Giọng thơ vút cao, ngân nga thật độc đáo, lay động lòng người. Trong thơ xưa, Nguyễn Trãi từng tả tiếng suối ở Côn Sơn rằng:
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Nhà thơ xưa và nhà thơ nay đã gặp nhau như thế đấy. Ta lại càng yêu thích cảnh thiên nhiên trong thơ Bác, bởi vạn vật sao mà hoà quyện, quấn quýt, hữu tình đến thế. Điệp từ "lồng" khiến cho trăng, cổ thụ và bông hoa như giao hoà, để cùng nhau điểm xuyết một bức tranh tuyệt vời, tràn đầy cảm xúc. Người đọc thực sự nhận thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác, và cũng cảm nhận tình yêu đó trong tâm hồn mình.
Hai câu sau, thi sĩ đột nhiên như ngỏ lời tâm sự rằng:
"Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Có thể thấy cái tứ thơ bất ngờ thú vị ở đây. Bác so sánh "cảnh khuya như vẽ" để cùng ta ngợi ca cảnh đẹp, cứ tưởng rằng vẻ đẹp đó là nguyên nhân khiến tâm hồn nghệ sĩ thao thức, "người chưa ngủ". Thì điệp khúc "người chưa ngủ" lặp thêm một lần và thêm lời lý giải rằng đêm nay mất ngủ là do "lo nỗi nước nhà". Đến đây, ta đã cảm thông tâm trạng của Người. Trong cái đêm đẹp như tranh vẽ này, Bác vẫn đầy nỗi trăn trở bởi lo âu vận mệnh nước nhà. Trái tim vĩ đại của Người từng nhịp đập, đều đập vì quê hương đất nước. Đọc bài thơ ngắn gọn, ta cảm nhận được bao điều lớn lao đến vậy!
Đến với bài thơ "Rằm tháng giêng", ta một lần nữa cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, và còn thấy được cả những nét độc đáo khác trong thơ Bác. Trước tiên, đó là bức tranh trăng mùa xuân:
"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên"
Ý thơ, thi liệu đều rất cổ điển, cách giới thiệu thời gian "nguyên tiêu" (Rằm tháng giêng) và sự miêu tả cái tròn đầy của "nguyệt chính viên" đem lại cho người đọc một cảm xúc yêu mến trước vầng trăng tròn vạnh tỏa sáng cả đêm xuân, và thấy trước mắt mình một "rằm xuân lồng lộng trăng soi". Đêm rằm có gì độc đáo, ấy là điệp từ "xuân" khiến câu thơ chan hoà sắc xuân: sông xuân, nước xuân và cả một trời xuân lai láng. Phải chăng ánh trăng chính là ánh xuân bao phủ khắp thế gian... Thật đúng là "Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"!
Thế rồi hình ảnh con người xuất hiện giữa thiên nhiên tươi đẹp:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
(Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)
Có thể nói, tư thế của nhà thơ có nét đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại. Cổ điển bởi tình yêu và sự đắm say nét đẹp thiên nhiên, và hiện đại bởi bên cạnh tư thế của một thi sĩ là hình ảnh một người chiến sĩ lúc nào cũng canh cánh việc dân việc nước (đàm quân sự). Người chiến sĩ cách mạng ấy làm việc không quản ngày đêm, mà vẫn giữ được một tâm hồn dạt dào xúc cảm khi "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Cuộc sống vất vả và hiểm nguy trong kháng chiến bỗng chốc nhẹ tênh bởi câu thơ đẹp, trăng và người lại một lần nữa gắn bó với nhau như bạn bè tri kỷ. Chất "Tình" và chất "Thép" hoà quyện cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh.
Đặt hai bài thơ trong sự so sánh, nét chung giữa chúng là ở chất cổ điển thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh cổ điển mang vẻ đẹp độc đáo, bộc lộ tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước. Bên cạnh đó, hai bài thơ cũng có những nét độc đáo riêng. Bài thơ Cảnh khuya thể hiện sự giao hoà của vạn vật và nỗi trăn trở việc nước của Bác. Còn bài thơ Rằm tháng giêng là bức tranh đẹp đầy sắc xuân và tâm trạng say mê, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ. Mỗi bài thơ là một vẻ đẹp riêng trong phong cách tài hoa của nhà thơ Hồ Chí Minh.
Có thể nói, đọc thơ Bác là đi tới một thế giới nghệ thuật bình dị mà sâu sắc. Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm như thế, ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
2
1
光藤本
22/11/2019 20:50:54
Đọc Cảnh khuya em vừa say mê với cảnh, vừa khâm phục phẩm chất và tâm hồn của Bác. Em bắt gặp tâm hồn của người thi sĩ và tấm lòng của người chiến sĩ. Tâm hồn ấy, tấm lòng ấy kết hợp hài hòa trong con người Bác làm nên cái vĩ đại của Bác. Bác không bao giờ xao nhãng việc nước, xao nhãng việc quân dù chỉ trong một chút thư giãn với thiên nhiên hay một thoáng mơ màng sau một ngày làm việc vất vả. Từ đó em càng thấy kính trọng, tôn kính Người.
2
0
Hoàng Khánh
22/11/2019 20:55:40
Bài làm
Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.
# Tích mình #

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư