4. Bài thơ lấy hình tượng nguyên mẫu từ đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tình cảm, tư tưởng mà nhà thơ gửi gắm đó là tình cảm yêu mến, kính trọng và nể phục. Một vị tướng đã từng tung hoành ngoài trận mạc, ghi được những chiến công chấn động năm châu, vang dội địa cầu giờ trở về với cuộc sống đời thường bình dị và gần gũi.
2. Đoạn thơ sử dụng nhiều từ láy, đa phần có tính tương hình đã góp phần khắc họa rõ hình tượng của vị tướng: chầm chậm, nhăn nheo, run rẩy, lặng lẽ, ngơ ngác.
Từ”chầm chậm” diễn tả bước đi chậm rãi của thời gian, tuy vậy nó cũng phản ánh được quy luật nghiệt ngã: thời gian qua đi sẽ mang đến tuổi già cho con người.
Các từ láy “nhăn nheo, run rẩy, lặng lẽ” đã miêu tả rất rõ dấu vết của tuổi già in đậm trên con người của vị tướng.
Từ “ngơ ngác” khắc họa rõ vẻ đẹp lạc quan của vị tướng giữa cuộc sống đời thường.
3. Câu thơ “Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ” đã so sánh vị tướng đã qua tuổi tám mươi với một đứa trẻ. Ở tuổi tám mươi người ta đã trải qua biết bao những thăng trầm, những bộn bề trong cuộc sống, nhất là đối với Đại tướng. Suốt tám mươi năm ông đã trải qua biết bao nhiêu gian khổ, ghi được bao nhiêu chiến công lẫy lừng nhưng khi trở về với cuộc sống đời thường, với bao bộn bề phức tạp, thậm chí ông còn phải trải qua những bất công, thế nhưng cái nhìn cuộc sống, cái nhìn cuộc đời của ông vẫn trong trẻo và lạc quan như cái nhìn của một đứa trẻ. Đó là một nhân cách đáng quý, một nhân cách vĩ đại, một tấm gương sáng cho các thế hệ Việt Nam noi theo.