- Nếu cần treo một cái biển để quảng cáo bán hàng, nhà hàng nọ có thể chỉ cần trương lên hai chữ "Bán cá" là được. Hai chữ này vừa giới thiệu được hình thức kinh doanh lại vừa ngầm xác định luôn địa điểm, vùa đảm bảo tính hàm xúc cô đọng lại vừa tránh được những góp ý rườm rà của người khác. Cái biển cũ mà nhà hàng treo lên vốn nó đã không chặt chẽ, vì thế mà người chủ nhà hàng này mới gặp phải những rắc rối như đã biết. Cái biển "Ở đây có bán cá tươi" có nhiều yếu tố dư không cần thiết, bởi vậy những người đi đường mới tham gia góp ý. Song nếu tiếp thu những ý kiến đã nêu của những người đi đường để sửa vào cái biển nọ thì lại làm cho nó càng tối nghĩa hơn.
- Từ câu chuyện này, có thể rút ra bài học, khi sử dụng từ ngữ cần suy nghĩ cho kĩ càng để có thể lựa chọn được cách diễn đạt tối ưu, tránh những phiền hà không mong muốn.Qua câu chuyện ta cần phê phán lối sống và hành động của ông chủ của hàng ông là 1 người thiếu kiên định, không có những suy nghĩ chín chắn về hành động của mình.Truyện Treo Biển đã tạo ra cho con người tiếng cười sảng khoải và qua đây cũng để lại cho ta những bài học bổ ích cho cuộc sống ta cần tiếp thu những yếu tố từ bên ngoài nhưng tiếp thu với thái độ có sự chọn lọc kĩ lưỡng chứ không nen tiếp thu 1 cách đồng loạt các ý kiến khách quan từ bên ngoài vào.
Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên khẳng định quan điểm của mình là đúng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái .