*đặc điểm
Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên các vùng đồng bằng và sơn nguyên thấp, vé mùa đông có gió mùa đông bắc với thời tiết lạnh và khô. Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9. có gió mùa tây nam nóng và ẩm từ Ấn Độ Dương đến mang theo mưa cho khu vực Nam Á. Nhịp điệu hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. Trên các vùng núi cao, nhất là Hi-ma-lay-a, điều kiện khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa rất phức tạp. Trên các sườn phía nam, phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. Càng lên cao khi hậu càng mát dần. Từ độ cao 4500m trở lên là đới băng tuyết vĩnh cửu. Ở sườn phía bắc có khí hậu lạnh và khô, lượng mưa dưới 100mm. Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa hàng năm từ 200 - 500mm. Địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á.
* ảnh hương cua khí hậu nam á đối vs sản xuất và đời song con người
Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
– Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân hoá tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi.
– Tính thất thường của các yếu tố thời tiết, khí hậu dẫn đến nhiều khó khăn (thiên tai, dịch bệnh…).
Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống.
– Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế khác (lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch…).
– Gây nhiều khó khăn do khí hậu phân mùa, thiên tai, thời tiết thất thường…