Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy giới thiệu về 1 nhân vật lịch sử thời Lí, thời Trần

Hãy giới thiệu về 1 nhân vật lịch sử thời lí ,thời trần
 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
215
2
0
Cún ♥
02/12/2019 19:49:37
Thái sư Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ sinh năm Giáp Dần - 1194 ở làng Lưu Xá (Hưng Hà, Thái Bình) là cháu họ ông Trần Lý, được ông Trần Lý nuôi dạy từ nhỏ và coi như con. Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung rất yêu nhau, nhưng khi Thái tử Sảm lánh nạn về ở nhờ nhà ông Trần Lý thấy Trần Thị Dung xinh đẹp, xin cưới làm vợ, Trần Thủ Độ vì sự nghiệp gây dựng cơ đồ nhà Trần đã phải hy sinh mối tình đầu, để người yêu đi lấy Thái tử Sảm. Anh em nhà Trần đã mộ quân giúp triều Lý đánh dẹp các thế lực cát cứ, khôi phục lại cơ đồ nhà Lý.

Ông mặc dù ít học, nhưng là người mưu lược, quyết đoán, là người có công đầu xây dựng cơ nghiệp nhà Trần.

Cuối triều Lý, các vua ăn chơi sa đoạ, nhu nhược, kinh tế đất nước suy thoái, thiên tai mất mùa liên tiếp, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, giặc dã nổi lên như ong. Ngoài biên ải, đế quốc Nguyên - Mông đã chiếm hầu hết châu Âu đến tận Hắc Hải và đang tung hoành đánh Kim, diệt Tây Hạ, chiếm Cao Ly, xâm chiếm nhà Tống, và sửa soạn xâm lược Đại Việt.

Trước tình hình nguy ngập đó, nếu cứ để triều đại nhà Lý yếu hèn như vậy, thì đất nước ta không thể tránh khỏi hoạ diệt vong.

Trần Thủ Độ đã ép vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái 8 tuổi là Lý Chiêu Hoàng và cũng chính việc ông thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh là hết sức khôn ngoan và hợp với quy luật hưng vong, làm một cuộc đảo chính cung đình để thay đổi triều đại mà không xẩy ra đổ máu, còn tạo cho đất nước bước vào thế ổn định, để xây dựng lực lượng về kinh tế cũng như quân sự, chuẩn bị đương đầu với những thử thách vô cùng to lớn và cực kỳ nguy hiểm trong tương lai, chứng tỏ Trần Thủ Độ là một nhà chính trị, nhà chiến lược có tầm nhìn xa thấy rộng.

Sau khi lên ngôi vua, Trần Thái Tông cho Trần Thủ Độ làm Thái sư nắm giữ mọi binh quyền. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã thu phục được thế lực đối địch, tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương đến cấp xã.

Ông là người trung thực, hết lòng vì việc nước, biết nghe lời nói thẳng. Bấy giờ có kẻ đàn hặc ông, vào gặp Thái Tông, khóc mà nói rằng: "Bệ hạ còn thơ ấu mà Trần Thủ Độ thì quyền át cả Vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?"

Thái Tông lập tức đến dinh Trần Thủ Độ, đem theo cả người đàn hặc. Vua nói với Trần Thủ Độ:

"Trẫm biết Thượng phụ chỉ có tấm lòng son vì nước chứ không có bụng riêng nào. Vậy mà kẻ kia thấy ông nắm giữ mọi binh quyền, dám ngờ vực xằng bậy, tâu với Trẫm là Thượng phụ chuyên quyền có thể không hay cho xã tắc. Đó là lời nói có hại đến nghĩa vua tôi và tình cảm chú cháu giữa Thượng phụ và trẫm".

Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:

"Đúng như những lời hắn nói. Thật quả có chuyên quyền. Thế mới biết trăm người vâng dạ không bằng một người nói thẳng. Trong triều duy chỉ có người này ngay thẳng, bạo dạn, dám nói những điều người khác chỉ dám nghĩ. Một triều đại muốn thịnh trị là phải khuyến khích người nói thật".

Nói xong, xin phép vua lấy tiền lụa thưởng cho người ấy.

Linh Từ quốc mẫu có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc bảo Trần Thủ Độ:

"Mụ này là vợ ông, mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế!"

Trần Thủ Độ sai người đi bắt, người quân hiệu ấy nghĩ rằng chắc là phải chết. Khi đến nơi, Trần Thủ Độ vặn hỏi trước mặt Linh Từ quốc mẫu. Người quân hiệu ấy cứ theo sự thực trả lời. Trần Thủ Độ nói: "Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa". Liền lấy vàng lụa thưởng rồi cho về.

Trần Thủ Độ có lần đi duyệt định số hộ khẩu, quốc mẫu xin riêng cho một người cháu làm câu đương (chức dịch thu thuế ở xã). Khi xét duyệt ở xã ấy, gọi đến tên đó, đương sự mừng rỡ chạy đến. Trần Thủ Độ bảo hắn:

"Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không thể ví như những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác".

Người đó kêu van xin thôi, mãi mới được tha. Từ đó không ai dám đến xin vì việc riêng nữa.

Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ nhất, Trần Thủ Độ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thế giặc rất mạnh, Vua phải bỏ kinh đô Thăng Long, lui quân về giữ sông Thiên Mạc (Mạn Trù, Hưng Yên). Vua ngự trên chiếc thuyền nhỏ đến thuyền Thái uý Trần Nhật Hiệu hỏi kế sách chống giặc. Nhật Hiệu cứ ngồi chứ không dậy nổi, chỉ lấy ngón tay chấm nước viết lên mạn thuyền hai chữ "Nhập Tống". Vua hỏi quân Tinh Cương (do Nhật Hiệu chỉ huy) ở đâu? Nhật Hiệu trả lời: "Không gọi được chúng đến".

Vua lập tức rời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ. Ông khảng khái trả lời: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!".

Vào lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến, ngàn cân treo sợi tóc, câu trả lời đanh thép của Trần Thủ Độ đã giữ vững được tinh thần quyết chiến của quân dân Đại Việt. Ông thực sự trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ nhất và là người lãnh đạo cuộc phản công quyết liệt đánh vào Đông Bộ Đầu, buộc quân giặc phải rút chạy về nước, giữ vững được độc lập cho Tổ quốc.

Sử sách thời xưa thường chê Trần Thủ Độ là vô học, gian hùng như Tào Tháo, có công với triều Trần nhưng có tội với triều Lý như đã ép Lý Huệ Tông phải chết và giết chết các tôn tộc nhà Lý bằng cách bày mưu chôn sống họ, khi đang tế lễ ở nhà thờ họ Lý (Đông Ngàn, Bắc Ninh) - "Đại Việt sử ký toàn thư" tồn ghi là chưa chắc đã có thật.

Trần Thủ Độ mất tháng Giêng năm Giáp Tý - 1264, thọ 71 tuổi, được truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương. Dân ta tưởng nhớ công lao của Trần Thủ Độ đã nhập đền thờ ở nhiều nơi. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×