Cách mạng khoa học - kỹ thuật (KHKT) » Tác động của cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật (KHKT) hiện đại Tác động của cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật (KHKT) hiện đại Trong những thập kỷ qua, cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật (KHKT) hiện đại đã có vai trò và tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển. Các nước này có nguồn kinh phí lớn và nhiều điều kiện thuận lợi đầu tư cho nghiên cứu KHKT cũng như ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Do vậy, các nước phát triển được hưởng lợi nhiều hơn và ngày càng giàu thêm nhờ những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT. Viện khoa học Pháp thành lập năm 1666 Những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT không những góp phần tạo ra nhiều loại máy móc; thiết bị hiện đại; có nhiều phát minh tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội, mà còn không ít phát minh gây tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường như: những phát minh ra vũ khí giết người, các chất hóa học gây ô nhiễm môi trường… Nội dung 1 Cuộc Cách mạng KHKT đưa loài người đến một nền văn minh mới 2 Cuộc Cách mạng KHKT đã làm thay đổi căn bản phương thức lao động của con người 3 Cách mạng KHKT làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân 3.1 Thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế 3.2 Thay đổi hình thức và cơ chế tổ chức sản xuất 3.3 Thay đổi cơ cấu lao động 4 Cuộc Cách mạng KHKT làm thay đổi phân bố sản xuất 5 Cuộc Cách mạng KHKT đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ở nhiều quốc gia trên quy mô toàn cầu 6 Các nước ngày càng bị phụ thuộc vào nhau 7 Hậu quả của Cách mạng KHKT Cuộc Cách mạng KHKT đưa loài người đến một nền văn minh mới Cuộc Cách mạng KHKT đã và đang đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới, được gọi với nhiều tên: “Nền văn minh hậu công nghiệp”, “Nền văn minh truyền tin”… Ở nền văn minh này, con người có thể phát huy cao độ năng lực sáng tạo trong sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Những thành tựu to lớn của cuộc Cách mạng KHKT đã làm thay đổi cơ bản các nhân tố sản xuất và đời sống như: máy móc, thiết bị, công nghệ, năng lượng, nguyên liệu, thông tin, y học, các giống cây trồng, vật nuôi… Nhờ vậy, trong hơn 60 năm từ sau Thế chiến thứ hai, con người đã tạo ra lượng của cải vật chất nhiều hơn tất cả các thế hệ trước kia cộng lại.