Những con trâu ở Việt Nam hiện nay là những con trâu rừng đã được đưa về nuôi và thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bố khá rộng rãi ở khắp Việt Nam và một số nước ở châu Á. Người Việt không chỉ biết săn trâu mà còn biết thuần hóa những con trâu rừng biến chúng thành vật nuôi, lợi dụng sức khỏe của trâu để phục trong việc đồng áng, hỗ trợ trong lao động sản xuất. Trâu là một loại động vật ăn cỏ thuộc lớp có vú, thân hình của trâu vô cùng to lớn, lông mọc ở trên thân con trâu là lông mao thường có màu đen đậm. Da trâu rất là dày và bóng loáng, có thể màu đen hoặc màu đen vàng. Hai tai của trâu như hai cái lá sung lúc nào cũng vẫy vẫy để đuổi ruồi. Bên cạnh đó tai trâu cũng vô cùng thính giúp trâu có thể nghe được tất cả những âm thanh từ khá xa. Mũi trâu lúc nào cũng ươn ướt, màu đen, người ta thường luồn dây thừng vào mũi trâu để dễ kéo đi theo ý muốn của mình. Mắt của trâu rất to và tròn, trâu và bò đều là 2 động vật thuộc nhóm động vật nhai lại do chúng chỉ có một hàm răng dưới để nhai thức ăn. So với kích thước của cơ thể thì đuôi của trâu hơi ngắn. Hai cái sừng trâu ở phía trên đầu uốn cong như hình lưỡi liềm giúp trâu bảo vệ bản thân trước sự tấn công của kẻ thù Sừng trâu khá dài nhưng phía bên trong thì đều rỗng tuếch. Trâu mỗi năm sẽ sinh con từ 1 đến 2 lần, mỗi lần là một con. Những con trâu mới được sinh ra được gọi là nghé, nghé vừa chào đời sẽ có cân nặng khoảng 20-25 kg. Khi mới sinh ra khoảng vài giờ đến một ngày thì nghe đã có thể tự đứng dậy, mấy ngày sau có thể mở mắt và đi lại bú sữa mẹ. Trâu nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyết vú. Những chú nghé lớn rất nhanh và chưa có sừng như trâu trưởng thành còn lại các bộ phận khác không hề khác so với trâu mẹ.
Trâu có hai loại là trâu đực và trâu cái, chúng đều có đặc tính, bản chất giống nhau nhưng hình dáng và kích thước thì khác nhau tuy nhiên không đáng kể.Trâu đực thường có ngoại hình bên ngoài to lớn hơn trâu cái, những cái sừng cũng to, nhọn và dày hơn, đôi chân thì chắc chắn , lúc chạy vô cùng nhanh. Đầu trâu đực thường có kích thước lớn hơn trâu cái một chút. Tuy có sự khác nhau như vậy nhưng bản chất những con trâu lại là con vật hiền lành nhưng khá nặng nề trong việc đi lại. Mỗi con trâu trưởng thành thường nặng từ 300-600 kg tùy vào sức khỏe và thể trạng của mỗi con. Sức chịu lực của trâu rất dẻo dai, nó có thể kéo được rất nhiều đồ đạc có khối lượng lớn hơn cân nặng của nó. Không giống như những động vật khác thì trâu có một kiểu ngủ khá đặc biệt đó là hai chân của trâu sẽ gập vào trong và đầu sẽ để trên đó để ngủ. Để có thể nuôi được trâu không hề khó như mọi người vẫn nghĩ. Vì trâu làm việc từ sáng đến tối nên cho ăn 3 bữa chính là sáng sớm, trưa, tối. Cỏ là thức ăn chính của những con trâu nên vào mùa xuân và mùa hạ chúng ta có thể dễ dàng tìm được cỏ trên những cánh đồng, những đồi cỏ để cho trâu ăn. Còn vào những ngày đông rét buốt nhất là các tỉnh thành ở phía Bắc nhiệt độ có thể xuống tới 5-7 độ C vì vậy cỏ không thể mọc được. Cho nên tốt nhất chúng ta nên dự trữ trước cỏ khô hoặc rơm rạ cho cho trâu ăn. Ủ xanh cỏ cũng là cũng là một cách rất tốt vừa giúp cỏ được tươi lâu, cỏ được ủ bổ sung hệ vi sinh cho đường ruột giúp hệ tiêu hóa của những con trâu hoạt động tốt hơn. Sau khi trâu làm việc mệt nhọc mới về đừng cho trâu ăn ngay mà hãy cho chúng được nghỉ ngơi rồi pha ít nước muối pha loãng sau đó ta mới cho trâu ăn. Hằng ngày phải cũng cấp đủ nước cho những con trâu với 20 lít nước/ 1 con trâu/ 1 ngày. Muốn những con trâu luôn được khỏe mạnh để chúng hỗ trợ trong việc đồng áng thì cần phải có chế độ chăm sóc, ăn uống, ngủ nghỉ thật phù hợp và chu đáo. Sau khi từ cánh đồng về, hãy xoa bóp vai cày cho những con trâu bởi đó là bộ phận sử dụng nhiều nhất trong ngày. Tắm mỗi ngày khoảng 30-45 phút để có thể điều hòa được nhiệt độ cơ thể của chúng. Trong mỗi buổi cày , không nên bắt trâu cày liên tục trong nhiều giờ mà cần cho trâu nghỉ ngơi từ 3-5 lần , mỗi lần như vậy khoảng 15-20 phút để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho chúng, tránh để trâu làm việc quá lâu sẽ không hiệu quả.Còn nếu trâu phải làm việc cả tuần thì cần cho chúng nghỉ một ngày không nên bắt chúng làm việc quá nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và lâu dần sẽ bị suy yếu. Nếu trong quá trình làm việc mà thấy sức của những con trâu có dấu hiệu bị sụt giảm cần cho nghỉ ngơi 1 tuần để cho lại sức, bồ bổ nhiều cỏ tươi và cháo cám. Đối với những người nông dân thì con trâu chính là tất cả tài sản của họ cho nên việc chăm sóc, bảo vệ chúng là rất cần thiết và vô cùng quan trọng.