Một từ luôn có 2 phần ; phần thanh và phần tự hay chữ, trong bài này chỉ nói đến phần thanh không nói đến phần chữ, vì bàn đến phần chữ là đã đi vào lãnh vực chuyên sâu của ngôn ngữ học, đã là phần chuyên thì người ‘thường’ không dám lạm bàn. Cũng như bao sự việc khác, ngôn ngữ phát triển và biến đổi theo thời gian, và vị trí địa lý, nó thay đổi theo từng vùng và dân tộc. Nếu không đi nhiều cũng như không tiếp xúc thường với những người ở các nơi khác nhau, ngay chính người Việt ở thời truyền thông hiện đại, giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt cũng chưa chắc đã trọn vẹn . Ta có thể nói là có sự khác nhau, chứ không nên xác định là sai hay đúng; chỉ có thể nói sai hay đúng so với chuẩn quốc gia, mà chuẩn quốc gia cũng là một qui định, cùng nhau qui ước là viết như thế và đọc như vậy cho thống nhất trong một chuẩn để thông tin, chuyển tải ngôn ngữ đạt được sự chính xác – tránh việc ông nói gà bà hiểu ra là vịt. Ta có thể nêu vài sự khác biệt hay thay đổi lớn trong ngôn ngữ Việt ngày nay: