Qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà", tác giả đã cho ta thấy tình yêu tình yêu ba của bé Thu. Tình yêu ấy được thể hiện trong ba ngày nghỉ phép của ba nó. Trong ba ngày ấy, con bé không chịu gọi ông Sáu là ba cho dù nó bị đẩy vào mọi tình huống, khi buộc phải gọi thì con bé gọi trống không và khi ông Sáu gắp cái trứng cho nó thì nó phản ứng dữ dội rồi bỏ sang nhà bà ngoại. Tất cả những hành động, cử chỉ đó đã cho thấy bé Thu là cô bé bướng bỉnh, ương ngạnh nhưng chính điều đó đã thể hiện tình yêu ba mãnh liệt, cháy bỏng. Bởi tiếng gọi ba là thứ mà nó đã cất giữ suốt bao năm, tiếng gọi ba mà nó trân trọng, nâng niu nên nó quyết để dành tiếng ba ấy cho người ba đích thực của mình, nó quyết không phung phí một cách bừa bãi. Tình yêu ấy còn được thể hiện trong giây phút chia tay. Khi mới nhận ra thì tâm hồn con bé xôn xao, rộn ràng nhưng đã quá muộn. Lúc này ba nó đã sắp phải lên đường và vào cái cái giây phút mà mọi người không ngờ nhất thì tình ba con bỗng trỗi dậy trong lòng nó, nó cất tiếng gọi "Ba...a...a ba". Tiếng gọi nghẹn ngào, đứt quãng mà nó cất giữ bấy lâu giờ nó cất lên với bao thương nhớ, thân thương, tiếng gọi mà ông Sáu chời đợi suốt bao năm ròng, cuối cũng ông ông cũng được nghe, tiếng gọi xé tan sự lặng im, nghe thật xót xa. Nó dùng hết sức lực nhỏ bé của mình để níu giữ ba nó ở lại "chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó", đó chính là cách bộc lộ tình yêu ba của bé Thu một cách mạnh mẽ, chân thành khiến người ta xúc động. Có lẽ nó muốn ba ở lại để bù đắp cho nó những tình cảm, những nỗi nhơ thương mà nó thiếu thốn nên nó muốn giữ ba ở lại lâu hơn để được ba ôm vào lòng, để dược ba hôn tóc, hôn cổ cho thỏa nỗi nhớ mong. Khi con bé biết không thể giữ ba ở lại thì nó đành ngậm ngùi mếu máo "Ba về! Ba mua cho con cây lược nghe ba". Có lẽ con bé muốn có cây lược để mỗi lần chải lên mái tóc, nó như có ba ở ở bên. Bằng các từ ngữ giàu cảm xúc, tác giả đã cho ta thấy bé Thu là một người rất yêu ba mình.