Sai số phép đo
1. Các loại sai số
Có hai loại sai số: sai số hệ thống (thường chỉ xét sai số dụng cụ) và sai số ngẫu nhiên.
2. Giá trị trung bình
Giá trị trung bình khi đo nhiều lần nột đại lượng A được tính:
¯A=A1+A2+...+AnnA¯=A1+A2+...+Ann
Đây là giá trị gần đúng nhất với giá trị thực của đại lượng A.
3. Cách xác định sai số của phép đo
- Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo là trị tuyệt đối của hiệu giữa giá trị trung bình và giá trị của mỗi lần đo
ΔA1=|¯A−A1|∆A1=|A¯−A1|; ΔA2=|¯A−A2|∆A2=|A¯−A2|; ΔA3=|¯A−A3|∆A3=|A¯−A3| ...
- Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo gọi là sai số ngẫu nhiên và được tính:
¯ΔA=ΔA1+ΔA2+...+ΔAnnΔA¯=ΔA1+ΔA2+...+ΔAnn
- Sai số tuyệt đối của phép đo là tổng sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ:
ΔA=¯ΔA+ΔA′∆A=ΔA¯+∆A′
Trong đó sai số dụng cụ ΔA′∆A′ có thể lấy bằng nửa hoặc một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
4. Cách viết kết quả đo
Kết quả đo đại lượng A được viết dưới dạng A=¯A±ΔAA=A¯±∆A, trong đó ΔA∆A được lấy tối đa đến hai chữ số có nghĩa còn ¯AA¯ được viết đến bậc thập phân tương ứng.
5. Sai số tỉ đối
Sai sô tỉ đối δA của phép đo là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo, tính bằng phần trăm δA = ΔA¯AΔAA¯. 100%
6. Cách xác định sai số của phép đo gian tiếp
- Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng.
- Sai số tỉ đối của một tích hay thương thì bằng tổng sai số tỉ đốicủa các thừa số.