1.Giống:
- đều là sự phân bào có sự thành lập thoi vô sắc, nhân phân chia trước, tế bào chất phân chia sau.
- đều có sự nhân đôi của NST ( thực chất là sự tự nhân dôi của ADN ) ở kì trung gian.
- đều trải qua các kì phân bào tương tự nhau, diễn biến xảy ra ở các giai đoạn tương tự nhau : NST đóng xoắn, trung thể tách làm đôi, thoi vô sắc được hình thành, màng nhân tiêu biến, NST tập trung và di chuyển về hai cực của tế bào, màng nhân tái lập, NST tháo xoắn, tế bào chất phân chia.
2.Khác nhau:
* NGUYÊN PHÂN :
- Xảy ra với TB sinh dưỡng và TB sinh dục sơ khai
- Chỉ gồm một lần phân bào
- Không
- Tại kì giữa các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- tại kì sau có sự phân cắt của các NST kép thành 2 NST đơn tại tâm động và các NST đơn phân li về 2 cực của TB.
-kết thúc kì cuối tạo thành 12 TB con giống nhau có bộ NST lưỡng bội đơn.
- Không
- Kết quả: từ 1 TB mẹ tạo thành 2 TB con giống nhau, có bộ NST lưỡng bội dơn( giống như ở TB mẹ)
-các TB con sinh ra sẽ phân hóa tạo thành các loại Tb sinh dưỡng khác nhau.
* GIẢM PHÂN
- Xảy ra đối với các TB sinh dục ở thời kì chín.
- gòm 2 lần phân bào liên tiếp ( lần phân bào I là phân bào giảm phân, lần phân bào II là phân bào nguyên phân ).
- Ở kì đầu có sự bắt chéo giữa 2 cromatit khác nguồn gốc dẫn tới sự tiếp hợp, trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng ( khác nguông gốc).
- Tại kì giữa các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Tại kì sau I diễn ra sự phân li của các NST ở trạng thái kép trong từng cặp tương đồng ( không có sự phân cắt tâm động )
- Kết thúc kì cuối I tạo thành 2 TB con có bộ NST đơn bội kép ( Đây là giai đoạn quan trọng, là cơ sở để tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau)
- Các TB con sinh ra lại tiếp tục bước vào lần phân bào thứ II
- Kết quả: từ 1 TB mẹ tạo thành 4 TB con có bộ NST đơn bội đơn( giảm đi 1 nửa so với TB mẹ)
- các TB con sinh ra sẽ phân hóa tạo thành giao tử