Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hai câu thơ cuối của bài " Cảnh khuya " nói gì về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
518
1
1
Đỗ Dũng
16/12/2019 20:08:45

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

  • Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất hoà hợp trong con người của Bác.
  • Tác giả đã thế hiện sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc. Người thao thức chưa ngủ đâu chỉ vì cảnh đẹp đêm trăng mà cơ bản là do người nghĩ cho vận mệnh của dân tộc. Hoặc cũng có thể hiểu: chính vì thao thức tới canh khuya để lo nghĩ việc nước mà Người đã thưởng thức đựơc những cảnh đẹp tuyệt diệu của núi rừng.
  •  Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt lặp lại ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư là một bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong một con người Hồ Chí Minh. Tóm lại hai câu cuối của bài thơ Cảnh khuya đã bộc lộ vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả  vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
0
Kiên
16/12/2019 20:10:44

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Trước khung cảnh thiên nhiên đẹp như vậy nhưng Bác vẫn không quên nỗi lo nước nhà, lo lắng thời cuộc khi cuộc chiến tranh đang rất ác liệt. Câu thơ như nói lên tâm trạng của Bác, Bác ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp trong đêm khuya nhưng tâm trạng vẫn hướng tới việc nước. Từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng đến việc dân, việc nước, Bác nhận ra mình đang là một người quan trọng, lãnh đạo nhân dân đất nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến trường kì.

Mặc dù câu thơ chỉ có bốn câu, hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói lên tâm trạng Bác nhưng trọng tâm vẫn là nói về tâm trạng Bác, câu thơ cuối nói lên nguyên nhân “người chưa ngủ” ở câu trên, “vì lo nỗi nước nhà” Bác không có thời gian nghỉ ngơi cho chính mình.

0
0
Ryn
16/12/2019 21:16:57

Hãy viết đoạn văn :

+ Cảm nhận hình ảnh Bác Hồ trong 2 bài thơ Rằm tháng giêng & Cảnh khuya

Gợi ý :

- Hình ảnh 1 : Bác là 1 thi sĩ tài hoa (lấy dẫn chứng, nêu phân tích )

- Hình ảnh 2 : Bá là 1 chiến sĩ luôn lo lắng cho vận mệnh dân tộc ... (lấy dẫn chứng, phân tích, nêu cảm nghĩ )

+ Cảm nhận về phép Điệp Ngữ trong bài Nguyên tiêu

Gợi ý :

- Điệp từ đó là điệp từ "xuân" trong bài

=> Dạng điệp ngữ gì ? Phân tích và nêu cảm nghĩ

+Điệp ngữ "vì" của bài Tiếng gà trưa

Gợi ý :

- Dạng điệp ngữ gì ? Nhấn mạnh, khẳng định điều gì ?

+ Cảm nhận về điệp ngữ "nghe" trong bài Tiếng gà trưa

Gợi ý :

- Khổ đầu bài thơ Tiếng gà trưa:

"Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

"Cục...cục tác cục ta"

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ..."

- Dạng điệp ngữ gì ? Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác -> phân tích tác dụng của mỗi điệp từ "nghe"...

+Cảm nhận về 1 cụm từ có nghĩa trong bài Tiếng gà trưa

Gợi ý :

- Nêu chọn cụm từ "tiếng gà trưa"

- tiếng gà trưa được nhắc lại mấy lần ?

- Đây là phép tu từ gì : Điệp câu

-Phân tích tác dụng cũng như nội dung sau cụm từ "tiếng gà trưa"

-Nêu cảm nghĩ của em về cụm từ đó

+ Cảm nhận đàn gà trong bài Tiếng gà trưa

Gợi ý :

- Đây là 1 bức tranh với nhiều gam màu tươi sáng

- Cảnh làng quê Việt Nam hiện ra thông qua hình ảnh đàn gà

Mỗi một dấu + là 1 đề bài nha !

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×